Tương lai nào cho thị trường vật liệu xây dựng toàn cầu khi khủng hoảng bất động sản Trung Quốc ngày càng leo thang
Ảnh minh họa.
Xi măng là một trong những nguyên liệu xây dựng chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc. Trong đó, thị trường Việt Nam cũng phải chịu tác động không nhỏ.
- 03-10-2022Giá xăng giảm mạnh hơn 1.100 đồng, xăng RON95 còn 21.440 đồng/lít
- 03-10-2022Dầu thô và khí đốt khan hiếm, châu Âu đang đổ xô đến khu vực này để săn lùng loại nhiên liệu 'bẩn' nhất thế giới
- 03-10-2022Trung Quốc đang tích cực bán dầu cho châu Âu
Sự sụt giảm lớn nhất của ngành sản xuất xi măng Trung Quốc trong ít nhất hai thập kỷ qua đã kéo sản lượng vật liệu xây dựng toàn cầu đi xuống. Điều này chứng tỏ cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản rộng lớn của nước này đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến các ngành công nghiệp khác đang dựa vào để tăng trưởng.
Theo số liệu do Hiệp hội Xi măng Thế giới (WCA) cung cấp, sản lượng xi măng toàn cầu giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1,9 tỷ tấn trong 6 tháng đầu năm 2022.
WCA cho biết sự sụt giảm toàn cầu là do khối lượng xi măng sản xuất tại Trung Quốc giảm 15% xuống 977 triệu tấn. Ian Riley, giám đốc điều hành WCA, cho biết sự sụt giảm của Trung Quốc là lớn nhất trong vòng hơn 20 năm qua, lớn hơn bất kì sự suy giảm nào từng được ghi nhận.
Ảnh: FT
Cuộc đình công nợ bất động sản ở Trung Quốc bắt đầu vào cuối tháng 6, tại một dự án đình trệ của tập đoàn Evergrande ở Cảnh Đức Trấn, sau đó đã lan rộng ra ít nhất 301 dự án tại khoảng 91 thành phố. Người vay tiền mua nhà ở nước này đang dừng việc thanh toán các khoản vay mua nhà, hiện tượng này đẩy cao cuộc khủng hoảng địa ốc ở Trung Quốc.
Kể từ tháng 7 năm ngoái, doanh số bán nhà tại Trung Quốc liên tục sụt giảm. Trong 7 tháng đầu năm, doanh số bán nhà tại quốc qua này chỉ đạt 900 tỷ nhân dân tệ (Khoảng 129 tỷ USD), thấp hơn 30% so với cùng kỳ năm trước đó.
Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản kéo giảm giá trị tài sản của người dân Trung Quốc, vốn thường đổ phần lớn tài sản vào các loại hình bất động sản. Việc người mua nhà từ chối thanh toán nợ, tâm lý bi quan sẽ gây suy giảm nhu cầu, kéo theo giảm giá, tạo ra một vòng xoáy nguy hiểm.
Chuyên gia kinh tế cấp cao Gary Ng tại Natixis CIB (Asia Pacific) cho rằng nửa sau của năm 2022 Trung Quốc khó phục hồi nhanh chóng trong lĩnh vực bất động sản. Tình trạng đó sẽ tiếp tục gây ra trở ngại cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Dữ liệu về xi măng là dấu hiệu cho thấy tác động lan tỏa ngày càng tăng đối với các ngành công nghiệp khác được hưởng lợi từ sự bùng nổ xây dựng trước đó. Dữ liệu chính thức cho thấy các công trình xây dựng mới ở Trung Quốc đã giảm hơn 40% hàng năm mỗi tháng kể từ tháng 4.
“Trong những năm gần đây, chúng tôi đã chứng kiến sự bùng nổ về xây dựng ở Trung Quốc. Các công ty xi măng kỳ vọng rằng họ sắp được kinh doanh xi măng cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn này.” ông Riley cho hay. "Nhưng sau đó, sự kết hợp của cuộc khủng hoảng bất động sản và chính sách zero Covid của Trung Quốc đã thực sự giáng một đòn đau vào hoạt động kinh doanh”.
Các công trình xây dựng mới ở Trung Quốc giảm hơn 40% mỗi tháng kể từ tháng 4.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất xi măng lớn của Trung Quốc theo đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xi măng Conch An Huy và Xi măng Tài nguyên Trung Quốc, hai trong số những công ty lớn nhất của đất nước, từng chứng kiến cổ phiếu niêm yết trên sàn Hồng Kông giảm lần thứ 3 từ đầu năm đến nay.
Các mặt hàng khác như quặng sắt - nguyên liệu sản xuất thép - cũng bị ảnh hưởng bởi sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Maike Metals International, một nhà nhập khẩu đồng tinh chế lớn, cho biết họ đang bán bớt tài sản để sống sót qua cuộc khủng hoảng thanh khoản do các vấn đề bất động sản gây ra.
Bắc Kinh đã phản ứng trong những tháng gần đây bằng cách công bố một loạt các hành động nhằm thúc đẩy nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả các gói kích thích trị giá hàng chục tỷ USD.
Giá cổ phiếu của các công ty xi măng lớn nhất Trung Quốc liên tục lao dốc (Nguồn: Bloomberg)
Với tình hình trong nước, ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”. Dư thừa nguồn cung xi măng khi công suất sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường nội địa và thiếu các nhà máy xi măng quy mô lớn.
Những tháng gần đây, kênh xuất khẩu xi măng liên tục sụt giảm, tiêu thụ nội địa gần như dậm chân tại chỗ, trong khi chi phí sản xuất tăng quá cao, đe dọa lớn đến hoạt động của nhiều nhà máy xi măng.
Hiện giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng như than, giá cước vận tải tăng mạnh. Trong khi đó, tiêu thụ mặt hàng này chậm lại, tồn kho lớn khiến các doanh nghiệp sản xuất xi măng đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt về giá.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hàng tồn kho đang là nỗi lo lớn của không ít doanh nghiệp xi măng hiện nay và là thách thức lớn đối với ngành trong những tháng cuối năm 2022.
Dự báo, từ nay đến hết năm, xuất khẩu xi măng tiếp tục sụt giảm. Theo đó, sự suy giảm trên kênh xuất khẩu có thể làm gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa. Trung Quốc, Philippines là 2 thị trường nhập khẩu chính của xi măng, clinker đã giảm nhập khẩu từ Việt Nam kéo theo sự suy giảm mạnh mẽ trong 8 tháng qua.
Tham khảo: FT
Nhịp sống thị trường