MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tuyển dụng ngành CNTT Việt Nam sôi động bất chấp Covid

30-12-2021 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Tuyển dụng ngành CNTT Việt Nam sôi động bất chấp Covid

Theo LinkedIn - trang mạng xã hội chuyên dành cho cộng đồng doanh nghiệp, phát triển phần mềm và những vị trí liên quan luôn thuộc nhóm các công việc có nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh trên toàn thế giới lẫn khu vực Đông Nam Á bất chấp sự ảnh hưởng của Covid.

Trong báo cáo của LinkedIn về các động lực trên thị trường nhân lực toàn cầu (Talent Market Drives), chỉ trong vòng 1 năm từ quý 2/2020 đến quý 2/2021, nhu cầu tuyển dụng nhân sự phát triển ứng dụng (Application Developer), Javascript và Ruby on Rails lần lượt tăng 13, 5 và 4 lần. Từ tháng 4 đến tháng 6/2021, Kỹ sư phát triển phần mềm (Software Engineer) là công việc dẫn đầu các vị trí tuyển dụng trên LinkedIn. Cũng theo LinkedIn, từ quý 2 đến quý 3/2021, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên nhân sự công nghệ (Technology Specialist) tăng 171%; Kỹ sư phát triển phần mềm tiếp tục là vị trí dẫn đầu được nhiều công ty nỗ lực tìm kiếm.

Tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành IT tiếp tục gia tăng không ngừng. Trong thời điểm cuối năm, bên cạnh các website chuyên dành cho dân IT như ITViec, TopDev, các công ty còn tích cực săn tìm nhân lực CNTT trên các website tuyển dụng đa dạng đối tượng như TopCV, Vietnamworks. Đội ngũ tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng tích cực hoạt động "săn đầu người" trên các nhóm Zalo, Facebook hay thậm chí cả Telegram, Skype.

Gần đây, tập đoàn nhân sự Mynavi - đơn vị chủ quản website tuyển dụng có lượng truy cập hàng đầu Nhật Bản trong mảng dịch vụ doanh nghiệp cũng vừa công bố việc hợp tác với NAL Solutions – một start-up Đà Nẵng hoạt động ở lĩnh vực tư vấn, phát triển phần mềm từ năm 2015. Tại Việt Nam, từ 2018 đến nay, Mynavi là tên tuổi đầu tư quen thuộc khi liên tục rót vốn vào ITViec, JobHopin và TopCV. Mặc dù không chính thức tiết lộ khoản đầu tư tại NAL Solutions song cả 2 phía đặt mục tiêu phát triển đội ngũ kỹ sư phần mềm và các bộ phận liên quan gồm hơn 1000 người trong 5 năm, từ 2021 đến 2026.

Lý giải cho sự hợp tác này, ông Shingo Miyake - Giám đốc điều hành Mynavi chia sẻ: Tới năm 2025, thị trường IT Nhật Bản cần hơn 350.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp song cũng tại đất nước này, nhân lực ngành IT ngày càng trở nên khan hiếm do già hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp. Dựa trên quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng của tập đoàn, NAL Solutions trở thành nơi "chọn mặt gửi vàng" sau khi Mynavi đồng thời trao đổi, tiếp cận cùng lúc 50 doanh nghiệp khác nhau tại nhiều thị trường cung cấp dịch vụ phần mềm phổ biến như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Philippines và Bangladesh. NAL Solutions đáp ứng yêu cầu của Mynavi về năng lực kỹ thuật để thực hiện và quản lý các loại dự án công nghệ khác nhau, đồng thời am hiểu về thị trường và cách vận hành doanh nghiệp tại Nhật Bản.

Tuyển dụng ngành CNTT Việt Nam sôi động bất chấp Covid - Ảnh 1.

Theo ông Shingo Miyake, tại Nhật, quá trình số hóa doanh nghiệp tăng mạnh song nguồn nhân lực trong nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu này.

Ngay từ cuối năm 2021, theo ông Giang Hải Anh – Giám đốc Phát triển Nhân sự tại NAL Solutions, với 300 vị trí cần tuyển dụng cho các văn phòng tại Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh xuyên suốt năm 2022, áp lực "săn đầu người" tại NAL Solutions thực sự lớn. Lý giải điều này, ông Hải Anh cho biết thêm, thử thách chung của thị trường hiện nay là vấn đề khan hiếm nhân lực trước sự bùng nổ của thị trường thuê ngoài (outsourcing) dưới nhu cầu chuyển đổi số trong tất cả ngành nghề được gia tốc bởi Đại dịch Covid; ngoài ra chất lượng của nhân sự đáp ứng được yêu cầu thị trường cũng là một vấn đề nổi cộm.

Tuyển dụng ngành CNTT Việt Nam sôi động bất chấp Covid - Ảnh 2.

Ông Giang Hải Anh - Giám đốc Phát triển Nhân sự tại NAL Solutions chia sẻ về những khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực ngành IT chất lượng cao.

Cũng trong báo cáo về nhân lực IT năm 2021 của Topdev cho thấy, Việt Nam thiếu hụt khoảng 20.000 vị trí lập trình viên so với nhu cầu của các doanh nghiệp năm 2021. Theo trang tạp chí của Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành CNTT đáp ứng được những kỹ năng và yêu cầu của doanh nghiệp cần.

Đại diện Mynavi chia sẻ thêm, hiện nay, các công ty Việt Nam cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm không phải quá nổi tiếng tại thị trường Nhật Bản. Từ thất bại của những dự án trước đây, không ít các công ty Nhật Bản vẫn do dự đối với vấn đề outsourcing phát triển phần mềm. Chi phí outsourcing tại Nhật Bản chỉ chiếm 1% trong toàn bộ chi phí sản xuất trị giá 100 tỷ đô, ở mức 1 tỷ đô. Trong khi đó, tỷ lệ outsourcing ở thị trường Mỹ là 10%. Nếu tỷ lệ outsourcing ở thị trường Nhật Bản có thể được đẩy mạnh để ngang với tỷ lệ outsourcing của thị trường Mỹ, đây thực sự là "mảnh đất màu mỡ" chưa được khai thác hết tiềm năng.

Tuyển dụng ngành CNTT Việt Nam sôi động bất chấp Covid - Ảnh 3.

NAL Solutions đặt mục tiêu tuyển dụng 300 nhân sự chất lượng cao trong năm 2022.

Mục tiêu đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho các khách hàng Nhật Bản của Mynavi đồng thời cũng là cơ hội để thị trường IT Việt Nam khẳng định tên tuổi, xây dựng thương hiệu của mình. Điều này đặt ra những thử thách cho các doanh nghiệp như NAL Solutions trong mối quan hệ hợp tác với Mynavi về mặt xây dựng đội ngũ nhân sự, đảm bảo kiến thức và kinh nghiệm kỹ thuật, ngoại ngữ, thái độ làm việc tích cực, cầu thị cùng một tư duy toàn cầu cởi mở, sẵn sàng đương đầu với những yêu cầu đa dạng của khách hàng.

Tham khảo thêm các vị trí NAL Solutions đang tuyển dụng tại đây.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên