Tuyến đường 5.200 tỷ, rộng 180 m nối 2 cao tốc ở Hà Nội
Đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình chỉ dài 6,7 km nhưng có tổng mức đầu tư lên đến 5.200 tỷ, tương đương 776 tỷ/km. Đường cũng có mặt cắt ngang đến 180 m, thuộc nhóm rộng nhất Việt Nam.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình dài 6,7 km có tổng mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng. Dự án sử dụng ngân sách của Hà Nội và ngân sách trung ương hỗ trợ.
Dự án thực hiện mở rộng đường, mặt cắt ngang 120 - 180m, chia làm 6 làn xe cao tốc, 2 làn xe song hành tương đương với Đại lộ Thăng Long. Trong ảnh là điểm giao nhau của Đại lộ Thăng Long (phía trên) và Quốc lộ 21 (phía dưới).
Tuyến đường có điểm đầu tại nút giao hoa thị nối Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21 (xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất). Khu vực ngã 3 Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21 có khu tổ hợp Đại học Quốc gia Hà Nội rộng hơn 11 km2 sẽ được đưa vào sử dụng. Trên tuyến có hầm phục vụ cho việc đi lại của học sinh, sinh viên cũng như người dân hai bên đường.
Điểm cuối kết nối với cao tốc Hà Nội - Hòa Bình tại vị trí giao với đường làng Văn Hóa (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất). Tại đây sẽ xây dựng nút giao hoa thị hoàn chỉnh, chia làm các hướng: Hướng đi Hòa Lạc – Hòa Bình tại ngã ba đường cao tốc, hướng đi đại lộ Thăng Long, hướng đi nhập vào đường Hồ Chí Minh.
Dự kiến, trên tuyến Đại lộ Thăng Long đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình sẽ xây dựng 4 công trình cầu vượt sông, vượt đường ngang và 5 hầm. Trong đó, một hầm chui trực thông dọc tuyến chính và 4 hầm chui dân sinh ngang đường. Trong tương lai, đoạn đường này sẽ có tuyến đường sắt đô thị chạy song song.
Hiện nay, đoạn đường từ Hà Nội đi Hòa Bình hầu hết là cao tốc. Riêng đoạn 6,7 km tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến đầu cao tốc Hà Nội - Hòa Bình là đường nhỏ, hẹp, chỉ rộng khoảng 12 m, xuống cấp, với nhiều ổ gà, ổ voi, bụi mù mịt.
Đây còn là tuyến có lưu lượng xe cao, đặc biệt có rất nhiều xe tải trọng lớn. Nhiều đoạn là tâm điểm của tai nạn giao thông.
Đoạn đường này về đêm không có đèn chiếu sáng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Bên cạnh đó, nhiều lối mở tự phát của người dân hai bên đường đấu nối để xe máy, người đi bộ băng qua càng tăng thêm nguy hiểm.
Dự án khởi công tại xã Xuân Tiến, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Trong ảnh là nơi đặt Ban chỉ huy công trình, đoạn cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình (phía trái Ban chỉ huy). Tuy nhiên, sau 6 tháng khởi công, con đường này vẫn chưa có nhiều thay đổi.
Dự án sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2026, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, là động lực để phát triển đô thị vệ tinh Hòa Lạc và chuỗi đô thị vệ tinh phía Tây; thông suốt tuyến cao tốc từ đại lộ Thăng Long đi Hòa Bình, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đi Hòa Bình nói riêng và Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc nói chung.
Trước đó, đại lộ Thăng Long dài 30 km là tuyến cao tốc hướng tâm phía Tây, nối trung tâm Thủ đô với Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc, đưa vào khai thác từ tháng 10/2010 với quy mô 6 làn xe cao tốc và đường song hành hai bên. Cao tốc Hà Nội - Hòa Bình dài 26 km đã đưa vào khai thác năm 2018 với 2 làn xe cơ giới, vận tốc 80 km/h.
Bài và ảnh: Thảo Quyên
Đời sống Pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Năm
2024
2023
2022
2021
2020
2019
XEM