Tỷ giá VND/USD sẽ tăng mạnh do cầu ngoại tệ tăng?
Tỷ giá VND/USD sẽ biến động trong khoảng từ 1-1,5% trong năm 2018, đó là dự báo trước đó của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Tuy nhiên, trước hàng loạt diễn biến của thị trường tài chính quốc tế và trong nước, nhiều chuyên gia cho rằng: mức tăng giá đồng USD tại Việt Nam có thể cao hơn, từ 1-3%.
- 01-12-2017Tỷ giá VND/USD tiếp tục tăng ngày 1/12
- 24-06-2016Anh rời khỏi EU: Tạo áp lực lớn lên tỷ giá giữa VND/USD
- 07-12-2015Tỷ giá VND/USD có dư địa đủ lớn để tạo sự ổn định cho thị trường
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tiếp tục tăng lãi suất, thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm và tác động đến từ CPTPP sẽ khiến nhu cầu hàng nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh từ đó dẫn đến “cầu” ngoại tệ trong nước tăng.
“Tuy kiều hối về Việt Nam phục hồi mạnh trong năm 2017 sau một năm sụt giảm (đạt giá trị kỷ lục 13,81 tỷ USD, đưa Việt Nam lọt top 10 quốc gia có kiều hối lớn nhất thế giới - WB) nhưng theo tôi, số liệu đó có thể chưa sát thực. Thực tế kiều hối khó đạt ngưỡng này, do đó cầu ngoại tệ chắc sẽ gây áp lực”, ông Hiếu nói.
Theo thống kê của NHNN, mức kiều hối về Việt Nam năm 2017 đạt trên 10 tỷ USD. Dòng vốn ngoại chảy qua kênh đầu tư chứng khoán từ Hàn Quốc, Nhật Bản vào Việt Nam vẫn khá tốt. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, việc tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán thời gian qua vẫn có thể đem đến những rủi ro nhất định, đặc biệt khi chứng khoán Mỹ và các thị trường chứng khoán thế giới cũng trồi sụt khó lường.
Ngày 13/3, NHNN công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 22.450 đồng (giảm 11 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.700 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.115 đồng (tăng 5 đồng).
Tiền phong