Tỷ lệ "đổ nợ" ở Mỹ tăng 18% vào năm ngoái nhưng đó chưa phải điều tồi tệ nhất
Lãi suất cao, các tiêu chuẩn cho vay khắt khe là những yếu tố chính dẫn tới tỷ lệ phá sản tăng vọt ở Mỹ trong năm ngoái.
- 04-01-2024Trung Quốc phản đối Mỹ 'phong tỏa công nghệ' giữa cuộc chiến bán dẫn
- 04-01-2024Hành khách chết bí ẩn trong động cơ máy bay ở Mỹ
- 04-01-2024Quyết không kém cạnh Mỹ, ba cường quốc châu Á hứa hẹn làm nóng cuộc đua vào không gian trong năm nay
- 04-01-2024Vụ cháy máy bay ở Nhật Bản: Công ty bảo hiểm Mỹ chi 130 triệu USD bồi thường
- 04-01-2024Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ sau khi FED công bố biên bản cuộc họp tháng 12
Theo một dữ liệu được công bố ngày 3/1 cho thấy tổng số hồ sơ phá sản của năm 2023 đã tăng lên 445.186, cao hơn 18% so với con số 376.390 của năm 2022. Trong khi đó, số hồ sơ phá sản của doanh nghiệp theo Chương 11 đã tăng 72% lên 6.569 so với 3.819 của năm trước. Hồ sơ phá sản cá nhân tăng 18% lên 419.550 so với 356.911 của năm 2022.
Trong tháng cuối cùng của năm 2023, tổng số hồ sơ phá sản giảm xuống còn 34.447 so với 37.860 của tháng 11 cùng năm. Dẫu vậy, số hồ sơ này vẫn tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, điều tồi tệ hơn là số vụ phá sản dự kiến vẫn tiếp tục tăng trong năm 2024 dù con số hiện tại vẫn còn khá xa so với đỉnh 757.816 vụ của năm 2019 – một năm trước khi đại dịch xảy ra.
Epiq AACER, nhà cung cấp dữ liệu về các vụ phá sản, cho biết tỷ lệ “đổ nợ” tiếp tục tăng trong năm 2024 bởi tác động từ các đợt kích thích trong đại dịch, chi phí vốn tăng, lãi suất cao, tỷ lệ nợ quán hạn tăng và nợ hộ gia đình đang ở gần mức lịch sử.
Hiện tại, nợ hộ gia đình của Mỹ đạt 17,3 nghìn tỷ USD vào cuối quý 3. Tỷ lệ nợ quá hạn cũng đang tăng cao tuy vẫn thấp hơn so với thời điểm ngay trước đại dịch Covid-19.
Việc FED phát tín hiệu giảm lãi suất có thể hạn chế bớt áp lực với những người đi vay trong năm 2024 nhưng mức lãi suất cao kéo dài sẽ tiếp tục làm tăng tỷ lệ phá sản.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống Thị trường