Tỷ phú đi gom rác, 'dựng cơ đồ': Khởi nghiệp với chiếc xe 3 gác, kiên trì nguyên tắc 'thấy cơ hội là lao tới!'
Người đàn ông này xuất thân trong gia đình nông dân, ở tuổi 33, anh đã có vợ có con nhưng vẫn đi nhặt rác. Anh dùng 8 năm để “phản công và bước chân vào giới nhà giàu”.
49 năm trước, Tào Ngọc Căn (sinh ra ở Bặc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc) sống bằng nghề nông. Thuở nhỏ, ngoài việc đi học, anh cũng phụ giúp gia đình những công việc như cày đất, cuốc, cắt cỏ…
Sau khi tốt nghiệp đại học, Tào Ngọc Căn trở về quê hương, tìm một công việc bán hàng. Vài năm sau, được sự ủng hộ của cha mẹ, Tào Ngọc Căn lấy vợ.
Sau khi kết hôn, đặc biệt sau là khi sinh đứa con đầu lòng, Tào Ngọc Căn nhận ra rằng mình cần phải kiếm nhiều tiền hơn để có thể mang lại cho gia đình nhỏ một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, vào năm 2004, anh quyết định rời quê hương, tới Thâm Quyến phát triển.
Tới Thâm Quyến, Tào Ngọc Căn phát hiện ra tìm được việc làm để kiếm sống ở một thành phố lớn như vậy là điều không hề dễ dàng. Điều tệ hơn nữa là vì không mang theo nhiều tiền, anh nhanh chóng tiêu hết tiền mang đi, dần dần ngay cả việc ăn uống cũng trở thành vấn đề.
Trong lúc tuyệt vọng, anh đã chi 300 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng) để mua một chiếc xe ba bánh cà tàng và bắt đầu đi thu gom rác. Ban đầu anh cảm thấy rất xấu hổ vì phải làm công việc này.
Gom rác thải vốn là một công việc mệt mỏi, hàng ngày phải dậy sớm phơi nắng, phơi gió, nhưng không còn cách nào khác, anh buộc phải làm việc này.
Tuy là công việc bất đắc dĩ, nhưng Tào Ngọc Căn là người tích cực, dần dần, anh tự nhủ với mình rằng, nếu đã chọn nghề này, vậy thì phải nỗ lực!
Với suy nghĩ như vậy, anh luôn hết mình với công việc.
Để để lại ấn tượng tốt cho người khác, Tào Ngọc Căn luôn giữ cho mình một vẻ ngoài sạch sẽ và gọn gàng. Trong quá trình thu gom rác, anh luôn giúp khách hàng dọn dẹp và mang rác đi, phần lớn cư dân xung quanh đều rất có thiện cảm với anh.
Điều hiếm có hơn nữa là anh không thích lợi dụng tính thêm tiền cho người khác, quan điểm làm việc của anh là phải minh bạch, rõ ràng.
Với sự chuyên nghiệp và thái độ phục vụ như vậy, Tào Ngọc Căn dần tạo dựng được chỗ đứng trong ngành thu gom rác thải, số tiền thưởng mà anh nhận được là rất đáng kể, trong một tháng anh có thể kiếm được hơn 3.000 nhân dân tệ (khoảng 10 triệu đồng), cao hơn thu nhập của anh ở quê nhà gần 3 lần.
Ngoài ra, nhờ nhặt rác và đi quanh các con phố mỗi ngày, Tào Ngọc Căn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người hơn, trong quá trình tiếp xúc với mọi người, tài ăn nói của anh cũng vô tình được rèn luyện và nâng cao.
Cũng vào chính lúc này, Tào Ngọc Căn có cái nhìn và hiểu biết sâu sắc hơn về xã hội thành thị, hiểu biết sơ bộ về thị trường, đồng thời hình thành cho mình hai thói quen tốt là quan sát cẩn thận và tư duy phản biện.
Trong khoảng thời gian ở Thâm Quyến, anh thường xuyên tham gia vào các buổi họp mặt của đồng hương ở An Huy. Trong một lần tình cờ, một người đồng hương nhắc tới ngành kinh doanh thiết bị camera.
Camera ở thời điểm có lẽ rất quen thuộc, nhưng cách đây hơn chục năm, chúng là hàng hiếm ở Trung Quốc. Tào Ngọc Căn nghĩ rằng đây có thể là một cơ hội kinh doanh tốt.
Sau khi trở về nhà, anh bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Internet dựa trên mô tả của người đồng hương. Sau hơn một tháng nghiên cứu, anh đã hiểu rõ về mẫu mã, hình dáng, kích thước, chất liệu của máy camera, đồng thời cũng đã bỏ tiền ra để tìm người thiết kế để thiết kế bản vẽ.
Sau khi bản vẽ được thiết kế, Tào Ngọc Căn rất hài lòng và ngay lập tức quyết định tìm nhà sản xuất để hỗ trợ sản xuất. Tuy nhiên, anh sớm phát hiện ra mình không có vốn, không có đơn đặt hàng, chỉ có bản vẽ và cái miệng sẽ không có nhà sản xuất nào chịu làm cho anh.
Trong tình huống này, bất cứ ai khác cũng sẽ bỏ cuộc, nhưng Tào Ngọc Căn vẫn rất kiên định. Một không được thì tìm hai, hai không được thì tìm ba, anh tin rằng với một sản phẩm tốt như vậy, chỉ cần anh không bỏ cuộc thì sẽ luôn có nhà sản xuất sẵn sàng hợp tác với mình.
Với niềm tin này, Tào Ngọc Căn đã tìm tới hầu hết các công ty có thể sản xuất camera ở Thâm Quyến. Cuối cùng, chủ một nhà máy cuối cùng cũng đồng ý giúp Tào Ngọc Căn làm mẫu trước.
Một tuần sau, Tào Ngọc Căn tới lấy sản phẩm mẫu và đã rất ngạc nhiên khi thấy nó tốt hơn những gì anh tưởng tượng. Vì vậy, anh tự tin đi khắp Thâm Quyến để bán sản phẩm của mình.
Thực tế đã chứng minh tầm nhìn của Tào Ngọc Căn là độc nhất vô nhị, không mất nhiều thời gian để anh đạt được thỏa thuận với một công ty nước ngoài, nhìn số tiền bán được sản phẩm trên thẻ ngân hàng, Tào Ngọc Căn hưng phấn, nhiệt huyết tràn đầy.
Sau đó, khi doanh số bán hàng ngày càng tốt hơn và cũng tích được hũ vàng đầu tiên, Tào Ngọc Căn đã thành lập hai nhà máy điện tử tự sản xuất và bán hàng.
Tào Ngọc Căn chỉ mất 4 năm từ một người thu gom vải vụn trở thành một chủ nhà máy với hơn 100 nhân viên, và tất cả những điều này là nhờ vào tầm nhìn xa và sự kiên trì của anh.
Thực tế đã chứng minh rằng, dù là trong công việc hay cuộc sống, chỉ cần chúng ta chú ý hơn, suy nghĩ kỹ hơn và có dũng khí thực hiện, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khác biệt.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế càn quét khắp thế giới. Công ty của Tào Ngọc Căn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không có đơn hàng từ nước ngoài. Hai năm sau, công ty phải tuyên bố phá sản, Tào Ngọc Căn gánh trên mình khoản nợ hơn 2 triệu tệ (khoảng 6 tỷ đồng).
Sau khi đóng cửa nhà máy, Tào Ngọc Căn, khi đó đang rơi vào trạng thái trầm cảm, quyết định trở về quê hương An Huy, thứ nhất là muốn đoàn tụ với gia đình, thứ hai là anh muốn thư giãn.
Ở quê nhà, anh trai thứ hai của Tào Ngọc Căn thành lập công ty chuyển phát YTO Express Bặc Châu, nhưng do không biết cách quản lý, công ty rơi vào tình trạng thua lỗ, muốn chuyển nhượng công ty. Sau khi biết điều này, Tào Ngọc Căn quyết định tiếp nhận công ty.
Chưa từng tiếp xúc với ngành chuyển phát nhanh trước đây, sau khi tiếp quản, để hiểu toàn bộ quy trình vận hành chuyển phát nhanh, ban ngày, Tào Ngọc Căn đã đích thân làm công việc của các nhân viên, đóng gói chuyển phát nhanh, xếp hàng lên xe tải, làm nhân viên chuyển phát nhanh, buổi tối, anh tập trung nghiên cứu hệ thống của YTO Express, tìm hiểu chính sách quản lý của công ty.
Bằng cách này, sau một thời gian làm việc chăm chỉ, anh đã dần dần tìm ra vấn đề và bắt đầu tiến hành những cải cách quyết liệt cũng như đưa ra các chính sách cải cách, từ điều chỉnh lương cho nhân viên, tới điều chỉnh chính sách sao cho khách hàng là người được lợi nhiều nhất, YTO Express dần dần được khách hàng công nhận, hiệu quả của cải cách diễn ra ngay lập tức, khách hàng hài lòng và doanh thu của công ty tăng lên, có lãi trong năm thứ 2, thu nhập hàng tháng của nhân viên chuyển phát nhanh cũng tăng từ hơn 1.000 lên hơn 3.000 tệ.
Năm 2014, để đưa công ty lên một tầm cao mới, anh bắt đầu nghĩ đến cách hội nhập. Sau những nỗ lực không ngừng, Tào Ngọc Căn đã từng bước mở rộng YTO Express Bặc Châu từ hơn 100 mét vuông lên 5.000 mét vuông.
Đến năm 2017, anh cũng đã xây dựng nhà máy Wanbei có diện tích hơn 100.000 mét vuông, mở rộng hoạt động kinh doanh sang kinh doanh thương mại điện tử hiện đại tích hợp tài chính, phân phối hậu cần hàng không, kho bãi và trung tâm dịch vụ thương mại điện tử.
Hiện tại, với tư cách là ông chủ của YTO Express Bặc Châu, Tào Ngọc Căn đã đạt được bước nhảy vọt trong cuộc đời và trở thành một tỷ phú được mọi người vô cùng ngưỡng mộ.
Nhìn vào con đường vận mệnh của Tào Ngọc Căn, không khó nhận thấy đối với những người bình thường không có xuất thân giàu có, nếu muốn phản công và thay đổi vận mệnh của chính mình, nỗ lực hơn người khác là điều tất yếu. Tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, khả năng quan sát, nắm bắt cơ hội tốt là những phẩm chất không thể thiếu của người thành công.
Dù là thu gom rác thải, mở nhà máy điện tử hay sau này là lĩnh vực chuyển phát nhanh, Tào Ngọc Căn không bao giờ do dự lưỡng lự, luôn đặt ra mục tiêu và bắt tay vào thực hiện ngay lập tức, với anh, đã làm là phải làm cho ra được cái chất, làm tới tốt nhất.
Người ta thường nói cơ hội sẽ đến với người có sự chuẩn bị. Trên thực tế, điều quan trọng hơn là cần phải biết nắm bắt lấy cơ hội một cách dứt khoát khi nó đến.
Nhịp sống thị trường