Tỷ phú giàu thứ 2 châu Á muốn đầu tư vào Việt Nam: Ông vua cơ sở hạ tầng kiếm gần 40 tỷ USD trong 9 tháng
Các nhà đầu tư rất đề cao các mũi nhọn kinh tế này, đặt cược chiến lược của Adani trong việc kết hợp lợi ích cá nhân với chương trình phát triển của chính phủ sẽ đem lại thành công.
- 09-10-2021Tỷ phú giàu nhất châu Á chính thức gia nhập câu lạc bộ 100 tỷ USD
- 05-10-2021Tỷ phú Masayoshi Son của SoftBank có tên trong Hồ sơ Pandora, từng mua máy bay phản lực thông qua công ty ở "thiên đường thuế" và thuê lại… chính nó
- 04-10-2021Tài liệu Pandora tiết lộ bí mật tài chính của hơn 100 tỷ phú, 35 nhà lãnh đạo thế giới
- 30-09-2021'Bỏ túi' 100 tỷ USD trong 1 năm, đây là cách các tỷ phú giàu nhất nhì châu Á tìm ra cơ hội làm giàu trong thời điểm 'khó kiếm tiền'
Mới đây, trong buổi làm việc với Đại sứ Phạm Sanh Châu và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, tỷ phú Gautam Adani cho biết Tập đoàn Adani sẵn sàng tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Tập đoàn Adani bày tỏ mong muốn hợp tác tại Việt Nam trong thời gian tới ở 3 lĩnh vực cảng biển, cảng hàng không và nhiệt điện theo hình thức liên doanh phát triển mới hoặc đầu tư vào các dự án đã có sẵn. Sau 2 thập kỷ xây dựng đế chế kinh doanh thành công vang dội, cơ sở hạ tầng cũng là lĩnh vực đã tạo nên thành công của vị tỷ phú này.
Adani là 1 tỷ phú đi lên từ than đá. Theo thống kê của Bloomberg, đến nay 80% trong tổng số 13 tỷ USD doanh thu của tập đoàn Adani vẫn có nguồn đến từ than đá. Tuy nhiên, ông đang dần nổi lên là một "ông vua" cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ. Tập đoàn Adani đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình sang các lĩnh vực cảng và nhà máy điện cho đến sân bay, trung tâm dữ liệu và quốc phòng - những lĩnh vực mà Thủ tướng Modi cho là rất quan trọng để đáp ứng các mục tiêu kinh tế của Ấn Độ.
"Việc tập trung vào cơ sở hạ tầng của Ấn Độ hình thành "cốt lõi của triết lý‘ trong xây dựng quốc gia của chúng tôi, và tập đoàn đã tạo ra hàng nghìn việc làm cũng như mang lại giá trị chưa từng có cho các cổ đông của mình" - Adani phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ JPMorgan vào tháng 9/2020.
Trong vòng chưa đầy hai năm, Adani đã giành được quyền vận hành, khai thác 7 sân bay và gần một phần tư lưu lượng hàng không của Ấn Độ. Tập đoàn Adani cũng là tập đoàn tư nhân lớn nhất ở Ấn Độ trong lĩnh vực cảng biển.
Tập đoàn có kế hoạch tăng công suất năng lượng tái tạo của mình lên gần gấp tám lần vào năm 2025, tin rằng sẽ được hưởng lợi khi chính phủ tiến hành các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng nhằm cắt giảm lượng khí thải nhà kính ròng vào giữa thế kỷ này.
Các nhà đầu tư rất đề cao các mũi nhọn kinh tế này, đặt cược chiến lược của Adani trong việc kết hợp lợi ích cá nhân với chương trình phát triển của chính phủ sẽ đem lại thành công. Do đó mà cổ phiếu của 6 công ty niêm yết của tập đoàn đã tăng từ 73% đến 630% trong năm vừa qua bất chấp đại dịch bùng phát, vượt trội so với mức tăng 52% của thị trường chứng khoán Ấn Độ. 9 tháng đầu năm 2021, tài sản của Adani cũng đã tăng thêm 39,5 tỷ USD.
Còn theo danh sách IIFL Wealth-Hurun India năm 2021 vừa được công bố cuối tháng 9, tỷ phú Adani cùng gia đình ông kiếm được 10 tỷ rupee (134 triệu USD) mỗi ngày trong một năm qua. Khối tài sản của họ tăng gấp gần 4 lần, từ gần 19 tỷ USD một năm trước lên 68 tỷ USD. Adani vượt qua nhà sản xuất nước đóng chai Zhong Shanshan của Trung Quốc để vươn lên vị trí người giàu thứ hai châu Á.
Trong danh sách tỷ phú giàu nhất Ấn Độ năm 2021 công bố đầu tháng 10, Forbes ước tính tài sản của tỷ phú Adani tăng gấp 3 trong 1 năm vừa qua, lên 74,8 tỷ USD.
Tổng hợp