Tỷ phú giàu vì không coi tiền là động lực, người thường làm việc vì tiền sẽ chỉ giậm chân tại chỗ
Đây là nhận xét của doanh nhân kiêm tác giả từng phỏng vấn 21 tỷ phú tự thân trên khắp thế giới.
- 28-07-2022Em gái tài sắc của cựu công chúa Mako: Xinh đẹp, có năng khiếu nghê thuật, là biểu tượng hy vọng của người dân Nhật Bản
- 26-07-2022Từng 5 lần chuyển nhà, cặp vợ chồng 8X 'chốt sổ' căn hộ thông tầng 4,7 tỷ đồng: Thiết kế cả một khu rừng Safari thu nhỏ dành tặng con trai
- 26-07-2022Vay đến 80% để mua nhà hơn 6 tỷ đồng, vợ chồng Việt ở Nhật thiết kế tổ ấm hơn 90m2 tối giản nhưng giá trị ở từng chi tiết
Doanh nhân kiêm tác giả Rafael Badziag đã dành thời gian phỏng vấn 21 tỷ phú tự thân trên khắp thế giới để trả lời câu hỏi động lực mỗi ngày của người siêu giàu là gì.
Câu trả lời của họ đã gây ngạc nhiên: Nhiều người cho biết tiền bạc chưa từng là yếu tố thúc đẩy họ. Thay vào đó, họ chỉ coi đây là sản phẩm phụ đến từ quá trình làm việc chăm chỉ.
Từ kết quả của các cuộc phỏng vấn, Rafael Badziag đúc kết ra một số điều thúc đẩy các tỷ phú thành công dưới đây:
Giải quyết các vấn đề
Micheal Solowow, người thành lập công ty xây dựng Mitex cho biết: "Những vấn đề tôi gặp phải trong cuộc sống hàng ngày đã truyền cảm hứng để tôi tìm giải pháp. Trở thành tỷ phú chưa bao giờ là yếu tố thúc đẩy của tôi".
Tỷ phú Bill Gates cũng có chung quan điểm: "Chúng ta cần rất nhiều sự đổi mới để giải quyết các vấn đề như sốt rét hay béo phì. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống cũng nên được tập trung cải thiện".
Tỷ phú Bill Gates (Ảnh: Internet).
Đổi mới
Các tỷ phú cho biết họ luôn được thúc đẩy bởi việc thử những điều mới mẻ và tiếp thu kiến thức mới. Manny Stul, CEO của Moose chia sẻ: "Tôi thấy những hướng đi mới cực kỳ thú vị. Chúng mang tính cải tiến và khác biệt. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, chúng ta sẽ phát chán". Tỷ phú Elon Musk, người sáng lập SpaceX và Tesla từng viết trên Twitter: "Sự đổi mới là điều quan trọng nhất về lâu dài".
Cải thiện sản phẩm và dịch vụ
Solowow chia sẻ với Rafael: "Tôi được thúc đẩy bởi mong muốn làm mọi thứ tốt lên, tuy chưa hoàn hảo nhưng đủ tốt cho khách hàng. Tôi cảm thấy hài lòng khi sản phẩm và dịch vụ của mình ngày càng tốt hơn". Tương tự, giá trị cốt lõi ở việc đặt ra tiêu chuẩn cao về hàng hóa và dịch vụ đã giúp Jeff Bezos trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới.
Cạnh tranh
Sergey Galitskiy là người sáng lập Magnit, một trong những chuỗi siêu thị và nhà bán lẻ mỹ phẩm lớn nhất của Nga. Ông cho biết ban đầu, động lực lớn nhất của mình là hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên điều đó đã nhanh chóng thay đổi khi ông gặp gỡ người đứng đầu của một đối thủ cạnh tranh. "Khi bạn nhận thấy đối thủ vượt trội về trí tuệ, bạn biết rằng mình phải làm điều khác biệt để bắt kịp và cạnh tranh với họ".
Ảnh: Internet.
Tồn tại
Jack Cowin, ông trùm đồ ăn nhanh sáng lập nên Competitive Foods Australia cho biết: "Khi bắt đầu kinh doanh, yếu tố quan trọng nhất là sự tồn tại. Doanh nghiệp của tôi sẽ sống sót chứ? Không phải ai cũng muốn thừa nhận nhưng nỗi sợ thất bại, đối với nhiều doanh nhân là một yếu tố rất lớn. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu, ai cũng muốn tồn tại với hy vọng việc kinh doanh sẽ phát triển và khiến bạn tự hào".
Tự do
Frank Stronach, người sáng lập công ty sản xuất phụ tùng ô tô lớn nhất Canada - Magna International tin rằng "nếu bạn không tự do về tài chính thì bạn không phải người tự do. Tôi muốn trở thành người tự do để có thể nói và làm bất cứ điều gì mình muốn".
Xây dựng những thứ lớn lao hơn
Tỷ phú là những người sáng tạo và họ tìm thấy niềm vui trong việc biến tầm nhìn của mình thành hiện thực. Tony Tan Caktiong, người sáng lập và chủ tịch của Jollibee Food Corporation, một trong những chuỗi nhà hàng châu Á phát triển nhanh nhất thế giới, nói rằng ông bị thúc đẩy bởi hai điều: "Tôi muốn xây dựng những thứ lớn hơn và mơ những giấc mơ lớn hơn".
Frank Hasenfratz, người sáng lập nhà sản xuất phụ tùng ô tô Linamar cho biết động lực mỗi ngày của ông là xây dựng một doanh nghiệp bền vững: "Tuy có nhiều tiền nhưng tôi vẫn làm việc chăm chỉ. Tất nhiên tiền cũng là động lực nhưng xây dựng một thứ có thể tồn tại trong thời gian dài mới là thành quả hài lòng nhất của tôi".
Tạo ảnh hưởng tốt đến xã hội
N. R. Narayana Murthy, nhà đồng sáng lập của công ty công nghệ khổng lồ Infosys của Ấn Độ chia sẻ: "Tôi có động lực để đến văn phòng từ 6 giờ sáng mỗi ngày vì tôi tin rằng đó là cách duy nhất giúp tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cao hơn và giảm tình trạng nghèo đói".
Nhà đầu tư Tim Draper cho biết triết lý sống của ông rất đơn giản: "Bạn có cơ hội để tạo ra ảnh hưởng tốt và bạn có khoảng 80 năm để làm điều đó".
Nguồn: Fortune
Nhịp Sống Kinh Tế