Tỷ phú Ray Dalio: Đây là 4 "cạm bẫy" bạn phải vượt qua nếu muốn chinh phục thành công những mục tiêu lớn của cuộc đời
Ray Dalio có lời khuyên dành cho những người trẻ rằng: "Đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm: thành công và sự giàu có. Định lượng được thành công là rất tốt, nhưng những người bị ám ảnh bởi những đôi giày đắt tiền hay những chiếc xe lạ mắt thường hiếm khi hạnh phúc vì họ không biết họ thực sự muốn gì.”
- 15-08-2018"Đồng minh nhỏ bé" nhưng hỗ trợ đắc lực cho bạn trong cuộc sống và công việc: Càng tìm được sớm thì càng thành công
- 15-08-2018"Tiên phong là bị công kích từ đằng sau nhiều hơn đằng trước": Thành công chỉ gọi tên những người có đủ khả năng "chịu đòn"
- 13-08-2018Cách giúp bạn "quản trị" bản thân để giải tỏa mọi lo lắng, hoàn thành công việc với hiệu suất đáng ngạc nhiên
Để theo đuổi thành công hay một sự nghiệp hoàn hảo là một vấn đề đầy khó khăn với hầu hết chúng ta. Theo một báo cáo năm 2017 của Gallup, có hơn một nửa số công nhân Mỹ cảm thấy họ không thực sự tham gia vào công việc của mình và 16% nhân viên cho biết họ thậm chí còn "cực kỳ thảnh thơi".
Nhưng theo người sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio, bước đầu tiên bạn cần làm để phát triển sự nghiệp của mình là đặt ra các mục tiêu cụ thể. Trong cuốn sách năm 2017 "Nguyên tắc: Cuộc sống & Làm việc" (Principles: Life & Work), Dalio viết: "Sự lựa chọn mục tiêu của bạn sẽ quyết định con đường bạn đi. Luôn luôn có một con đường tốt nhất dành riêng cho bạn. Việc của bạn chỉ là tìm nó và theo đuổi đến cùng.”
Tất nhiên, việc thiết lập mục tiêu cho bản thân không phải là chuyện dễ dàng bởi vì chúng ta thường mắc phải những sai lầm cơ bản. Theo ông trùm quỹ phòng hộ 69 tuổi Ray Dalio dưới đây là 4 cạm bẫy phổ biến mà mọi người thường mắc phải khi theo đuổi các mục tiêu cá nhân.
1. Cùng một lúc bạn theo đuổi quá nhiều mục tiêu
Trong kế hoạch thiết lập mục tiêu cuộc đời, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định đâu là mục tiêu quan trọng nhất, và đâu là điều bạn thực sự muốn. Điều đó có nghĩa là bạn phải tập trung vào một số ưu tiên và tạm gác lại những việc ít cấp thiết.
Nói về việc thiết lập mục tiêu, Ray Dalio giải thích: “Nguồn lực có hạn chỉ cho phép bạn theo đuổi và thực hiện được một số mục tiêu nhất định chứ không phải tất cả những gì bạn muốn. Cuộc sống giống như một món khai vị khổng lồ với rất nhiều lựa chọn dành cho bạn. Khi bạn quyết định nếm thử một vài món ăn, có nghĩa là bạn phải từ bỏ những món còn lại.”
Bản thân Dalio đã tìm được con đường lập nghiệp từ khi còn rất trẻ và ông đã dành cả đời để theo đuổi một mục tiêu duy nhất đó: Ông đã mua cổ phiếu đầu tiên của mình lúc 12 tuổi, tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard vào những năm 20 và ra mắt Bridgewater Associates từ căn hộ hai phòng ngủ ở New York khi ông mới chỉ 26 tuổi. Theo trang web của Bridgewater, hiện quỹ đầu tư của Ray đang phát triển và trở thành một trong những quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, quản lý tài sản trị giá lên tới 160 tỷ USD.
2. Nhầm lẫn mục tiêu với mong muốn
Khi bạn đang cân nhắc những ưu tiên hoặc tham vọng cần tập trung vào, hãy làm rõ sự khác biệt giữa mục tiêu và mong muốn.
"Một mục tiêu phù hợp là thứ mà bạn thực sự cần phải đạt được", Dalio viết. "Trong khi mong muốn chỉ là những thứ có thể ngăn bạn đạt được mục tiêu của mình."
Ví dụ, "mục tiêu của bạn là rèn luyện thể lực, thể chất, trong khi mong muốn của bạn là được ăn đồ ăn ngon dù những món ăn ngon đó có thể không lành mạnh và có nguy cơ phá vỡ kế hoạch rèn luyện sức khỏe của bạn."
Lời khuyên mà Ray Dalio đưa ra là “Hãy lựa chọn những công việc có thể hòa hợp được mục tiêu và mong muốn của bạn. Bởi vì đến cuối cùng, điều làm bạn hài lòng chỉ có thể là một công việc đáp ứng được cả hai cấp độ, cả mong muốn và mục tiêu."
3. Xác định sai động lực
Khi làm việc, nhiều người thường lấy việc kiếm thật nhiều tiền làm động lực. Nhưng cuộc sống của chúng ta, có nhiều cái đáng để bạn quan tâm hơn là vấn đề tiền bạc.
Ray Dalio có lời khuyên dành cho những người trẻ rằng: "Đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm: thành công và sự giàu có. Định lượng được thành công là rất tốt, nhưng những người bị ám ảnh bởi những đôi giày đắt tiền hay những chiếc xe lạ mắt thường hiếm khi hạnh phúc vì họ không biết họ thực sự muốn gì.”
Thật vậy, nhiều doanh nhân thành công cũng đồng ý rằng động lực làm việc của họ là vì hạnh phúc chứ không chỉ là tiền bạc. Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook, tỷ phú Richard Branson và thậm chí cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng đều là những người luôn ủng hộ việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống bên ngoài vật chất.
4. Mơ ước không đủ lớn
Khi nói đến việc đặt ra mục tiêu của bạn, đừng giới hạn nó ở trong những ranh giới hạn hẹp. Không có giấc mơ nào là quá lớn đối với bạn.
Người ta thường nói “Không ai đánh thuế ước mơ cả, nên hãy cứ mơ đi” hay “Nếu đã mất công ước mơ thì hãy ước mơ thật lớn”. Bởi vì những gì bạn cho là viển vông, phi lí hôm nay biết đâu lại trở thành hiện thực trong tương lai.
Riêng Dalio thì cho rằng: "Hãy nhớ rằng những kỳ vọng lớn sẽ tạo ra những khả năng tuyệt vời. Nếu bạn tự giới hạn mục tiêu của mình với những gì bạn biết bạn có thể đạt được, bạn đang sẽ không thể tạo ra những điều kì diệu”.
CNBC