MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tỷ phú Ray Dalio dự đoán cách ông Trump chặn đứng dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc

03-10-2019 - 10:36 AM | Tài chính quốc tế

Ray Dalio, tỷ phú và nhà sáng lập của quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, mới đây đã chia sẻ về việc chính phủ thảo luận hạn chế đầu tư từ Mỹ và Trung Quốc. Đây là điều khiến ông băn khoăn rằng liệu chính quyền Tổng thống Trump có "thực hiện những động thái lớn hơn" hay không.

Trong một bài luận mới đăng tải trên trang LinkedIn cá nhân, đồng chủ tịch của Bridgewater Associates đã chỉ ra rằng việc Mỹ đóng băng tài sản của Nhật Bản và cấm vận dầu mỏ đến Nhật Bản vào những năm 1930 và 1940 chính là một ví dụ về việc đạo luật quyền hạn khẩn cấp có thể được tổng thống sử dụng như thế nào. 

Dalio viết: "Về chiến tranh dòng vốn và tiền tệ, Tổng thống Mỹ có thể đơn phương cắt đứt dòng vốn đổ sang Trung Quốc và đóng băng các khoản thanh toán nợ khác của Mỹ với Trung Quốc. Hơn nữa, tổng thống có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt để ngăn chặn những dòng giao dịch tài chính ngoài nước Mỹ với Trung Quốc. Đó là lý do tại sao đề xuất hạn chế danh mục đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc khiến tôi vừa suy nghĩ về kết quả của động thái này và tự hỏi liệu đây có phải một bước đi để tiến tới những bước đi lớn hơn hay không."

Trong bài luận, tỷ phú Dalio đã trích dẫn Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1997, hay IEEPA, bởi quyền hạn của ông Trump dễ tiếp cận với đạo luật này. Ông cho hay: "Đạo luật này trao quyền cho tổng thống đơn phương áp đặt lệnh kiểm soát thị trường vốn và ngoại hối, đóng băng tài sản và/hoặc các khoản thanh toán bằng tài sản và bắt buộc thoái vốn tài sản để 'đối phó với bất kỳ mối đe doạ bất ngờ và bất thường nào' từ bên ngoài nước Mỹ."

Rõ ràng rằng ông Trump nhận thức rõ về quyền lực của mình và cho rằng đó chính là một công cụ trong chính sách thương mại của mình. Ông đã đề cập đến việc này vào hồi tháng 5, khi đe doạ áp thuế đối với hàng hoá Mexico - là một cách để hạn chế dòng người nhập cư không có giấy tờ qua biên giới 2 nước. Tháng 8, chính quyền của ông cũng cho biết rằng luật pháp sẽ trao cho tổng thống quyền bắt buộc các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc, nếu ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Dalio nhận định thông tin được đưa ra hồi tuần trước "dường như là những bước đi hợp lý trong cuộc hành trình đầy nguy hiểm và cơ bản này, tương tự như những gì xảy ra trong giai đoạn 1935-1945."

Vị tỷ phú cho hay, trong những năm đó, như trường hợp ở hiện tại, nước Mỹ đã chứng kiến khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, xung đột gia tăng giữa những chính trị gia dân tuý ở cánh tả và cánh hữu. Như bây giờ, đó cũng là khoảng thời gian các ngân hàng trung ương thế giới bị hạn chế về khả năng kích thích nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái và có một thế lực đang trỗi dậy thách thức cường quốc hiện tại. Ông viết: "Trong quá khứ, các chuyên gia thị trường không phải lo lắng về những điều như vậy, giờ đây họ nên lo ngại về chúng."

Trước đó, hôm thứ Bảy, Bloomberg đưa tin rằng Larry Kudlow, người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia của chính quyền ông Trump, đã chủ trì các cuộc thảo luận ở Nhà Trắng về điều mà phe diều hâu gọi là "sự tách rời về mặt tài chính" của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Những đề xuất được đưa ra thảo luận bao gồm việc huỷ niêm yết các công ty Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch của Mỹ, áp đặt giới hạn đầu tư của quỹ hưu trí chính phủ vào Trung Quốc và giới hạn mức định giá của những công ty Trung Quốc nằm trong các rổ chỉ số do Mỹ quản lý.

Trong một email gửi tới Bloombeg hồi cuối tuần, người phát ngôn của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết hiện tại chính quyền chưa có kế hoạch để huỷ niêm yết các công ty Trung Quốc trên sàn giao dịch Mỹ.

Sau đó, các trang tin uy tín khác, như Financial Times và New York Times, cũng đưa ra thông tin tương tự. Trong buổi phỏng vấn với CNBC, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, thừa nhận rằng Nhà Trắng đang xem xét các vấn đề liên quan đến các cổ phiếu của Trung Quốc. Ông từ chối trả lời nhiều câu hỏi từ giới truyền thông. 

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên