Tỷ phú Rockefeller dạy con 2 điều, nếu áp dụng được lớn lên không thành rồng cũng thành phượng: Không lạ gì khi nhà giàu đến 7 đời
2 điều ông luôn dạy các con của mình được đánh giá có giá trị hơn cả tiền bạc.
- 14-08-202420 năm nghiên cứu, tôi nhận ra: Người EQ cao không phạm 7 lỗi này khi nói chuyện, nếu bạn không có thì xin chúc mừng
- 12-08-2024Lắp điều hòa ở 4 vị trí này trong nhà vừa lâu mát, tốn điện, lại hại sức khỏe: Thì ra bấy lâu nay rất nhiều người hiểu sai
- 09-08-2024Cụ bà mắc ung thư vẫn thọ 100 tuổi nhờ 3 bí quyết đơn giản không tốn 1 đồng: Ai cũng có thể dễ dàng áp dụng
Rockefeller là tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ với khối tài sản ở thời điểm năm 1916 chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia. Nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay tài sản của ông sẽ có giá trị ước tính 418 tỷ USD.
Nhiều người dự đoán khối tài sản này sẽ giúp gia đình ông giàu đến 3 đời. Song thực tế gia tộc Rockefeller đã trải qua 7 thế hệ sống với khối tài sản kếch xù đó. Để có thể duy trì và nối dài khối tài sản này, nguyên nhân không thể loại trừ phương pháp giáo dục con cái của Rockefeller.
Trong suốt cuộc đời mình "Vua dầu mỏ" đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư. Điều bất ngờ chính là nội dung trong các bức thư đều là những lời dặn dò rút ra từ bài học cuộc sống quý báu mà bản thân ông đã từng trải qua và tự mình chiêm nghiệm.
Trong đó, có 2 điều ông luôn dạy các con của mình, được xem giá trị hơn cả trao lại hàng tỷ USD. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng để tạo bệ phóng cho con cái ngay từ những năm tháng đầu đời.
Biến những lời xúc phạm thành động lực
Trong cuộc sống, có những lúc bạn được mọi người hoan nghênh và công nhận. Song đôi khi bạn có thể bị ai đó xúc phạm vì sự kém cỏi của bản thân. Hoặc đó có thể là ác ý của đối phương.
Dù lời xúc phạm đó xuất phát từ mục đích gì, Rockefeller luôn dạy các con của mình hãy coi đó như một thước đo động lực. Ở trường cấp 2, ông từng bị xúc phạm vì gia đình nghèo hơn so với các bạn trong lớp.
Đó là vào buổi chiều, cô giáo hẹn thợ ảnh đến trường để chụp cho các học sinh trong lớp. Đối với một đứa trẻ xuất thân nghèo khó, việc được chụp một tấm ảnh là điều xa xỉ. Dĩ nhiên, ông đã rất háo hức. Tuy nhiên, những gì diễn ra tiếp theo vào ngày hôm đó đã khiến ông vô cùng thất vọng.
Người thợ chụp ảnh đã đứng dậy, chỉ tay về phía Rockefeller và nói to với giáo viên: "Cô có thể đuổi học sinh kia ra khỏi chỗ ngồi được không? Trông cậu ta ăn mặc rất tồi tàn".
Ngay khi nghe được câu này, Rockefeller không chút phản kháng. Ông chỉ lẳng lặng đứng nhìn các bạn cùng lớp trong bộ quần áo đẹp nhất. "Lúc đó, cha thấy mặt mình nóng ran. Nhưng cha không giận, không tủi thân, càng không oán giận tại sao bố mẹ lại không thể cho mình một bộ quần áo đàng hoàng", ông kể lại với con trai của mình
Tuy nhiên, nhìn cảnh tượng các bạn mặc quần áo đẹp lần lượt xếp hàng chụp ảnh đã khiến Rockefeller siết chặt tay và thề với chính mình rằng: Một ngày nào đó tôi sẽ trở thành người giàu nhất thế giới.
Trong những năm cuối đời, trong lá thư gửi các con của mình, Rockefeller đã kể lại sự việc này: "Con thấy đấy, lời thề năm đó nay đã thành hiện thực. Trong suy nghĩ của cha, tác động của những lời chỉ trích không còn quá nặng nề. Đó không phải là con dao sắc bén để tước bỏ nhân phẩm của chúng ta. Hãy coi đó là động lực để con làm việc chăm chỉ hơn và tiến nhanh về phía trước".
Nếu cha mẹ có thể dạy trẻ biến những lời chỉ trích đó thành động lực thì tương lai phía trước sẽ đầy hứa hẹn.
Làm giàu đời sống tinh thần để đổi lấy suy nghĩ tích cực
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn. Chính vì lần lượt vượt qua từng chướng ngại vật một nên bản thân mỗi người cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng làm được điều này. Một số người gặp khó khăn lại chùn bước, trốn tránh. Số khác lại tỏ ra tiêu cực, bi quan.
Theo Rockefeller, đó là biểu hiện của sự trống rỗng về tinh thần nên cần được nuôi dưỡng. Việc này sẽ giúp bản thân mỗi người trở nên tích cực hơn ngay cả trong tình huống tiêu cực nhất. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng đối mặt với thế giới đầy xáo trộn ngoài kia.
Nhà tâm lý học Carl Jung từng kể một câu chuyện như này:
Trong cơn lũ cuốn, một người đàn ông chỉ biết trèo lên mái nhà để trú ẩn. Một trong những hàng xóm bơi đến và nói với anh rằng "John, trận lũ lụt này thật đáng sợ phải không?".
John bình thản trả lời: "Không, nó không tệ đến thế đâu".
Hơi sửng sốt, người hàng xóm hỏi vặn lại: "Làm sao có thể nói là không tệ? Chuồng gà của anh chẳng phải bị cuốn trôi rồi sao".
John nói: "Vâng, tôi biết điều đó. Nhưng tôi đã nuôi thêm đàn vịt từ khoảng 6 tháng trước. Hiện tại, chúng đang bơi tung tăng khắp nơi. Mọi thứ đều ổn".
"Nhưng lần này nước đã cuốn trôi cả mùa màng của anh", người hàng xóm nhấn mạnh.
John trả lời: "Không. Các loại cây trồng tôi trồng đều hư hại do thiếu nước. Anh thấy đấy, vấn đề của tôi giờ đã được giải quyết rồi".
Người hàng xóm bi quan lại tiếp tục nói với John: "Nhìn này nước vẫn đang dâng lên. Nó sẽ tràn vào cửa sổ nhà anh".
John lạc quan thậm chí còn cười vui vẻ hơn và nói: "Đó chính là điều tôi hy vọng. Cửa sổ trong nhà tôi thực sự rất bẩn nên cần nước để lau sạch".
Thật vậy, lối suy nghĩ khác nhau sẽ dẫn đến việc xử lý sự cố khác nhau. Nếu vui vẻ, tích cực, bạn sẽ tự tin, an nhiên và kiên nhẫn với mọi chuyện xảy ra. Ngược lại nếu đời sống tinh thần nghèo nàn, bạn sẽ dễ trở nên buồn chán, bất an, tức giận, lo lắng, căng thẳng và sợ hãi. Tất nhiên, một người tự tin, kiên nhẫn với mọi chuyện làm việc gì cũng sẽ thành công hơn so với người luôn trong trạng thái buồn chán, bất an.
Đời sống tinh thần cũng giống như cơ thể. Nó cần được nuôi dưỡng thường xuyên. Một số người sẵn sàng chi tiền để sửa đổi ngoại hình của mình nhưng lại từ chối làm giàu thêm tinh thần của bản thân.
Nếu là cha mẹ và muốn con mình có tương lai xán lạn trong tương lai bạn nên chú ý điều này ngay từ sớm. Bởi nó có giá trị hơn việc trao cho con hàng tỷ đô.