MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Họp lớp cấp 2 sau 30 năm ra trường, 17 người đăng ký nhưng 23 người đến ăn không góp tiền, U50 tức giận rời khỏi nhóm, xóa hết liên lạc

17-05-2024 - 10:47 AM | Sống

Hiện nay, có một số buổi họp lớp không còn có ý nghĩa thuần túy như ban đầu, có người lại dụng nó để kiếm lợi cho bản thân mình.

Ông Trần năm nay 47 tuổi. Ông vừa tham dự một buổi họp lớp cấp hai sau 30 năm ra trường. Tưởng rằng, đó sẽ là ngày rất vui vẻ khi được gặp lại các bạn học cũ, nhưng không ngờ rằng anh ấy lại tức giận rời khỏi bữa tiệc, sau đó xóa hết thông tin liên lạc của các bạn cùng lớp cấp 2.

Buổi họp lớp nhiều bất ổn

Nhắc đến thời đi học, tự nhiên tôi nhớ đến những ngày tháng thanh xuân tươi đẹp, ngày ngày cắp sách đến trường cùng bạn bè. Những kí ức ấy, những kỉ niệm ấy thật là đáng quý.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, các bạn trong lớp tôi mỗi người một hướng, ra ngoài lăn lội mưu sinh. Có lẽ vì thế, có những người bạn cơ hội gặp lại họ khá ít ỏi.

Họp lớp cấp 2 sau 30 năm ra trường, 17 người đăng ký nhưng 23 người đến ăn không góp tiền, U50 tức giận rời khỏi nhóm, xóa hết liên lạc- Ảnh 1.

Có người từng nói rằng: "Giây phút chia tay với bạn bè năm ấy không ngờ rằng đó là lần cuối ta gặp lại nhau"

Vậy nên họp lớp là một việc lý tưởng để gắn kết tình cảm bạn bè. Nhưng, tôi ngày càng nhận ra, việc họp lớp hình như ngày càng bị biến tướng. Để hiểu rõ hơn, tôi sẽ kể cho mọi người câu chuyện họp lớp của của mình.

Sau khi đi họp lớp, tôi liền chặn các bạn học.

Cách đây một khoảng thời gian, tôi có tham gia buổi họp lớp bạn cấp 2 sau 30 năm ra trường. Tôi nghĩ rằng mình sẽ có buổi họp mặt vui vẻ, nhưng không ngờ nó lại khiến tôi vô cùng thất vọng. Ngay sau khi đi về tôi đã chặn hết tài khoản của các bạn bè của mình.

Họp lớp cấp 2 sau 30 năm ra trường, 17 người đăng ký nhưng 23 người đến ăn không góp tiền, U50 tức giận rời khỏi nhóm, xóa hết liên lạc- Ảnh 2.

Vào đầu tháng 7 năm ngoái, tự nhiên có người thêm tôi vào group "Lớp cấp 2" trên Wechat. Một lúc sau, lớp trưởng nhắn vào nhóm, đại khái là muốn tổ chức một buổi họp lớp sau 30 năm ra trường, đây cũng là cơ hội tốt để tình cảm bạn bè gắn kết. Sau đó, bạn lớp trưởng tổ chức đăng kí. Cuối cùng, lớp tôi có tổng cộng 17 người đăng kí trong tổng cộng 40 người.

Ba ngày trước buổi họp lớp, lớp trưởng nói rằng chi phí lần họp lớp lần này sẽ được chia đều cho 17 bạn. Bạn cũng nói thêm nhà hàng cậu ấy đặt là của người quen nên được giảm giá 30% tổng hóa đơn.

Chuyện ngỡ ngàng lúc thanh toán

Vào ngày tổ chức buổi họp lớp, tôi và 15 bạn học khác đến nhà hàng trước. Một lúc sau mới thấy lớp trưởng mới đến. Nhưng ngạc nhiên thay, 23 người bạn không đăng ký tham gia cũng lần lượt tới buổi họp lớp mà không hề báo trước. Cả mọi người và nhà hàng đều ngỡ ngàng.

Lớp trưởng thấy vậy liền nói với ông chủ sắp xếp thêm 3 bàn ăn. Trong lúc đó, tôi nghe thấy hai người nói chuyện:

"Cháu à, sao không nói với chú việc này, như vậy thì chú lỗ mất."

"Chú à, đây là bạn của con, ba bàn này không cần giảm giá đâu"

Nghe thấy vậy, ông chủ liền đồng ý.

Trong lúc ăn uống, tôi nhận thấy, lớp trưởng gọi rất nhiều đồ uống vì sợ không đủ. Nhưng khi tôi kiểm tra kỹ, tôi nhận ra tất cả đồ uống đều là hàng không có thương hiệu rõ ràng và sắp hết hạn sử dụng.

Trong bữa ăn, lớp trưởng chỉ gọi những món đắt tiền nhất của cửa hàng. Điều này khiến tôi cảm thấy bữa ăn có gì đó không ổn.

Chưa dừng lại tại đấy, lúc chuẩn bị thanh toán, 23 người bạn đến sau lấy lý do đau bụng và bận nên xin phép về trước. Thế là chỉ còn lại 17 người chúng tôi ở lại đến cuối.

Họp lớp cấp 2 sau 30 năm ra trường, 17 người đăng ký nhưng 23 người đến ăn không góp tiền, U50 tức giận rời khỏi nhóm, xóa hết liên lạc- Ảnh 3.

Khi người phục vụ đưa hóa đơn ra, mọi người phát hiện ra rằng giá đồ uống trong danh sách về cơ bản đắt hơn nhiều so với giá trên thị trường. Nhà hàng thực tế chỉ giảm có 10% hóa đơn, 3 bàn thêm sau không được giảm giá. Lớp trưởng nhìn thấy giá tiền trên hóa đơn, anh không thể chấp nhận được liền đập tay lên bàn, nhờ nhân viên gọi ông chủ ra nói chuyện.

Ông chủ bình tĩnh trả lời rằng giá cả này đã được giảm rồi. Do là mọi người đã gọi số bàn nhiều hơn dự kiến nên khiến cửa hàng mất vài người khách, do vậy có một số phí không thể nào giảm thêm được.

Lớp trưởng bất lực đành nói chuyện với mọi người rằng hãy quên chuyện hóa đơn đi và cứ dùng bữa vui vẻ, đừng tranh cãi những chuyện vặt vãnh nữa.

Sau một hồi thương lượng, lớp trưởng mới thuyết phục ông chủ giảm giá 20%. Cuối cùng, mỗi người phải trả 2000 NDT (tương đương với 7 triệu VND) cho buổi họp lớp ngày hôm ấy.

Hiểu ra mọi chuyện

Sau khi chuyển tiền cho lớp trưởng, tôi cũng ngầm hiểu ra ý nghĩa của buổi gặp họp lớp ngày hôm ấy. Tôi kiếm cớ có chút việc rồi đi về nhà. Ra đến cửa, tôi lập tức rời khỏi nhóm chat của lớp, xóa hết liên lạc với các bạn học cũ.

Câu chuyện trên, thật ra không phải là chuyện hiếm gặp. Có những người mượn danh nghĩa của buổi họp lớp mà nhân cơ hội kiếm lời cho bản thân.

Giống như việc các bạn đến muộn, họ mượn cớ để đi về sớm mà không trả tiền. Còn lớp trưởng, nhìn có vẻ là người có trách nhiệm,nhưng anh ấy toàn suy nghĩ đến việc lợi dụng buổi họp lớp để kiếm lợi ích cho bản thân mình.

Qua một buổi họp lớp, tôi đã nhìn rõ bản chất của các bạn học cũ. Trong cuộc sống, ta không thể nào mà đem tình cảm mà so đo với vật chất được. Quả là một điều đáng sợ khi người lại lợi dụng tình cảm bạn bè trong sáng để đi lừa gạt nhau. Thật là đen đủi cho tôi khi gặp phải những người bạn này.

Lưu Ly

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên