U60 nghỉ hưu, gặp gỡ bạn bè là niềm vui nhưng đừng hỏi kỹ 4 điều này kẻo dần mất hết các mối quan hệ
Sau khi nghỉ hưu, những buổi giao lưu gặp gỡ bạn bè đem lại nhiều niềm vui cho người già. Tuy nhiên, ngay cả trong bầu không khí vui vẻ như vậy, vẫn có một số chủ đề nhạy cảm cần tránh đề cập tới để không ảnh hưởng hòa khí.
- 24-09-2023Thanh Lam U60 vẫn trẻ trung như thời con gái nhờ làm 3 việc mỗi ngày
- 21-09-2023U60 đi họp lớp sau 45 năm, tôi chứng kiến "vở kịch đời người": Bạn cũ cùng tuổi, mỗi người một buồn, vui, thăng trầm...
- 09-09-2023Người đàn ông U60 bỗng lão hóa ngược nhờ một bài tập miễn phí: Chỉ 2 phút trước khi ngủ nhưng cực "đáng tiền"
Nghỉ hưu không có nghĩa là giá trị và địa vị xã hội của người đó bị giảm sút, nhưng một số người có thể phải mất một thời gian để thích ứng với sự thay đổi này. Nhân vật trong câu chuyện là ông Hàn, ông từng là giám đốc xưởng sản xuất của nhà máy, có 180 người dưới quyền. Sau khi nghỉ hưu, ông coi việc gặp gỡ bạn bè và câu cá là thú vui hàng ngày, nhưng khoảng thời gian vui vẻ không kéo dài được bao lâu, những người bạn già xung quanh ông đều lảng tránh, không muốn gặp gỡ. Nguyên nhân xuất phát từ việc trong các bữa tiệc, chính ông Hàn đã hỏi một số câu khiến mọi người cảm thấy xấu hổ và khó xử.
Khi tham gia tiệc rượu có những người U60, tốt nhất không nên đề cập đến 4 chủ đề nhạy cảm sau:
1. Chuyện gia đình và con cái
Gia đình là trọng tâm khi nghỉ hưu, nhưng hoàn cảnh gia đình của mỗi người mỗi khác. Hỏi về chuyện gia đình có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, xâm phạm quyền riêng tư và tạo cảm giác không tôn trọng. Nhiều người hỏi về tình cảm vợ chồng hay nghề nghiệp con cái người khác chỉ để thỏa mãn tính tọc mạch, chứ không phải quan tâm gì.
Ngoài ra, việc đặt câu hỏi về chủ đề này có thể gây áp lực vì họ phải chia sẻ thông tin cá nhân mà họ không muốn. Một số người có thể đã trải qua khoảng thời gian khó khăn, xung đột gia đình, hoặc những sự kiện đau buồn và không muốn bàn luận về chúng.
Trong giao tiếp hàng ngày, việc tôn trọng sự riêng tư và không xen vào cuộc sống gia đình của người khác là một yếu tố quan trọng để duy trì sự hòa thuận.
2. Thu nhập hưu trí
Ông Hàn ở câu chuyện trên luôn hỏi về lương hưu của người khác, đặc biệt là những người mà ông cho rằng có thu nhập thấp hơn mình, chứ không bao giờ hỏi những người cao hơn. Rõ ràng mục đích của ông khi hỏi vấn đề này này là để so sánh, phân chia cấp bậc.
Do đó, hỏi về lương hưu có thể khiến đối phương cảm thấy tự ti, buồn tủi. Hoặc ngược lại, có những người hưu trí cao cũng không muốn chia sẻ thông tin này, vì họ không muốn tạo ra rào cản hay khoảng cách với những người xung quanh mình.
3. Tình trạng sức khỏe
Đến độ tuổi này, con người ta không tránh khỏi sự suy giảm về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần, thường xuyên đau ốm, bệnh tật. Nhưng bạn cần hiểu rằng, những câu chuyện về chủ đề này chỉ đem lại bầu không khí ảm đạm, đau buồn, không hề phù hợp với sự vui vẻ nên có của những bữa tiệc.
Một số người có thể đã trải qua những thời điểm khó khăn vì phải chống chọi với bệnh tật trong quá khứ. Hỏi về tình trạng sức khỏe có thể làm tái hiện những kỷ niệm đen tối, khiến họ cảm thấy không vui.
4. Giá trị bữa tiệc
Hỏi về giá trị bữa tiệc có thể được coi là không tôn trọng hoặc không thích hợp trong một số tình huống xã hội và văn hóa khác nhau. Khi nói chuyện về bữa tiệc, hãy quan tâm đến trải nghiệm tổng thể, thực đơn, không gian và cảm nhận chung thay vì tập trung vào giá cả.
Buổi tiệc thường được tổ chức để mọi người cùng thưởng thức, kết nối và tận hưởng thời gian bên nhau. Việc tập trung vào giá trị vật chất, tiền bạc, có thể khiến bầu không khí trở nên khó xử.
Tất cả mọi người tham gia bữa tiệc, dù là U60 hay chưa đến tuổi cũng nên hiểu những điều trên để có thể duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp. Thay vào đó, nếu người khác thực sự muốn chia sẻ về những thông tin mang tính cá nhân trên, họ sẽ chủ động mở lòng. Tôn trọng quyền riêng tư và không đặt áp lực về những chủ đề nhạy cảm là một phần quan trọng trong giao tiếp lịch sự và tôn trọng người khác.
Phụ nữ số