U70 được con trai lái Rolls Royce đi khám bệnh, chăm đến tận “răng” nhưng tôi nhất quyết sống riêng: Tuổi già tự chủ kinh tế mới hạnh phúc
Về già muốn ở cùng con nhưng người cha Trung Quốc vội "quay xe" sau khi đến thăm 1 người bạn.
- 25-07-2023Bạn có bức ảnh "chữa lành" nào giữ mãi trong điện thoại? Cũng giống như 7 tấm hình này, chứa đựng rất nhiều nỗi niềm phía sau!
- 23-07-2023Cụ bà 70 tuổi đến ngân hàng rút 1,6 tỷ đồng về mua nhà cho cháu, vài ngày sau bỗng bị tòa án gửi giấy triệu tập
- 23-07-2023Lương hưu 23 triệu/tháng, gửi con trai 17 triệu nhưng lúc nằm viện không thấy con đâu, vợ chồng tôi dứt khoát làm 1 việc khiến "quý tử" phải hối hận
*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Lý Hòa Bình, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).
Tên tôi là Lý Hòa Bình, năm nay 68 tuổi, là một bác sĩ quân y đã về hưu. Vợ mất sớm, 2 người con trai nay đã khôn lớn và thành đạt nên tôi cũng an lòng. Vốn là một người rất thích cảnh gia đình sum vầy, quây quần bên nhau nên tôi từng có mong muốn về già sẽ được sống cùng với con cái. Tuy nhiên khi về hưu, tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình sau một lần tới nhà thăm nhà một người bạn cũ.
Bài học từ câu chuyện của người bạn
Bạn tôi là Lưu Nghị, có 3 người con nhưng lại chọn sống một mình khi về già. Khoảng thời gian ấy, sức khỏe bạn tôi không được tốt, hay đau ốm triền miên nên tôi thường ghé qua thăm nom và bầu bạn. Những lần tới chơi, tôi đều ở lại với Lưu Nghị cả buổi, hai người ngồi hàn huyên tâm sự chuyện cũ.
Lúc đó, tôi thường xuyên thấy con trai và con dâu của bạn tôi tới thăm, giúp ông ấy dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn rồi nán lại nói chuyện một hồi lâu mới về. Mấy đứa cháu của Lưu Nghị sau giờ học cũng đều được bố mẹ chở đến chơi với ông, chúng nói chuyện rất rôm rả và vui vẻ.
Thấy vậy, tôi rất ngạc nhiên và quyết định nói ra thắc mắc trong lòng với người bạn. Tôi hỏi Lưu Nghị tại sao tuổi già lại chọn sống một mình mà không dọn về ở cùng với con cháu để tiện đường chăm sóc, đỡ mất công đi lại. Bạn tôi cười rồi bảo: “vì tôi muốn cho các con được tự do” nên mới quyết định ở riêng như vậy.
Thấy tôi ngẩn người ra, Lưu Nghị giải thích: “Con cháu không phải là nơi để tôi mong ngóng sự trợ giúp. Ngày trước, khi các con đến tuổi trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định và muốn lập gia đình, vợ chồng tôi đều khuyên các con nên dọn ra ở riêng cho thoải mái, dù nhà tôi chẳng thiếu gì phòng cho các con ở. Nguyên nhân thực ra là vì tôi muốn chúng có cuộc sống của riêng mình.
Tuổi già cần người chăm sóc thật đấy, nhưng tôi không muốn điều đó là áp lực hay gánh nặng lên cuộc sống của các con. Người trẻ ngày nay rất bận rộn với công việc, học tập. Chúng có quá nhiều việc khác nhau cần giải quyết. Đôi lúc chính các con còn không có thời gian chăm lo cho bản thân mình thì sao có thể đòi hỏi chúng phải chăm sóc cả cha mẹ nữa.
Tôi sống một mình nhưng cũng có thuê người giúp việc. Cuộc sống vì thế nên chẳng có gì vất vả. Con cái của tôi ở gần, cũng hiểu chuyện và hiếu thảo, cứ có thời gian rảnh sẽ đến thăm.
Bản thân tôi về già cũng tự tìm cho mình những niềm vui riêng như xem TV, gặp gỡ bạn bè, sinh hoạt câu lạc bộ người cao tuổi… nên dù sống một mình nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy lạc lõng hay cô đơn. Gia đình tôi không ở cùng nhau nhưng vẫn rất vui vẻ và hạnh phúc.”
Nghe những lời mà Lưu Nghị nói, trong tôi dường như vỡ lẽ ra nhiều chuyện. Quả thực, dù không ở cùng con cháu nhưng người bạn già của tôi vẫn sống rất tốt. Hơn nữa, con cái của ông ấy vẫn có sự riêng tư, chính vì vậy mà tình cảm gia đình cũng gắn kết, ít khi xảy ra những mâu thuẫn giữa các thế hệ.
Sau hôm ấy, tôi cũng thấy bản thân mình bấy lâu nay đã quá ích kỷ, chỉ biết đến mong muốn của bản thân mà chưa hề nghĩ đến cảm nhận của con cái. Tôi thường hay áp đặt suy nghĩ của mình lên các con, hay bắt chúng phải chọn giữa chuyển về nhà sống hoặc tôi sẽ đến ở cùng để gia đình được gần gũi.
Ngoài ra, đôi lúc tôi còn xen vào chuyện gia đình của con cái. Ấy vậy mà tôi chưa bao giờ tự hỏi liệu các con có cảm thấy thoải mái khi ở với mình hay thấy tôi cư xử vậy hay không.
Thực ra, các con của tôi rất hiếu thảo, thế nhưng những lần về thăm, vì chuyện này mà giữa bố con cũng thường xảy ra những lúc căng thẳng, bất đồng quan điểm sống. Có lẽ, cách sống như ông bạn Lưu Nghị sẽ khiến cho những mối bất hòa giữa bố con tôi được hóa giải.
Sống khác
Cũng kể từ đó, tôi cư xử thoải mái hơn với những lần con cháu về thăm nhà. Cũng không còn đề cập đến việc muốn các con dọn về ở với mình. Thấy thái độ của tôi thay đổi 180 độ, hai đứa con trai cũng có phần lo lắng, tưởng tôi giận dỗi chúng chuyện gì nên lại càng quan tâm hơn.
Có lần tôi bị ốm, con trai cả sốt sắng lái cả Rolls Royce đưa tôi đi khám cho yên tâm. Hai cô con dâu cũng lo cho tôi chu toàn mọi thứ, tôi chẳng thiếu thốn điều gì. Họp gia đình, các con cũng bàn nhau chuyện “rước” tôi qua nhà sống để tiện bề chăm sóc, phòng khi tuổi cao sức yếu, trái gió trở trời. Nhưng lần này, tôi gạt đi và nói muốn sống một mình cho thoải mái. Nghe vậy, các con rất ngạc nhiên nhưng cuối cùng cũng tôn trọng quyết định của tôi.
Giờ đây, tôi lấy việc chăm cây cảnh, nuôi cá, đọc tin tức, sinh hoạt CLB người cao tuổi ở phường... làm thú vui mỗi ngày. Tôi thấy mình không đến mức phải có con bên cạnh cho đỡ buồn, cũng không quan tâm quá mức đến chuyện riêng của gia đình các con nữa. Với lối sống mới, tuổi già của tôi trôi qua rất vui vẻ và khỏe mạnh.
Cuộc sống của các con cũng thoải mái hơn. Chúng không bị gánh nặng chăm cha già đè nặng lên vai, ai tiện lúc nào thì đến thăm tôi lúc ấy. Quả thực chỉ cần các con yêu thương mình, thì dù ở gần hay xa, chúng vẫn sẽ quan tâm, chăm sóc mà gia đình vẫn hòa thuận.
Tôi cảm thấy vui mừng vì mình đã thay đổi đúng lúc và tự tin rằng tôi vẫn có thể tự lo cho bản thân mà chưa cần phụ thuộc vào con cái. Sau này, khi không còn đủ minh mẫn nữa, cuộc sống của tôi sẽ nhờ con cái lo liệu.
Còn bây giờ nhân lúc vẫn còn khỏe mạnh, tôi muốn để các con được sống thoải mái. Lúc trẻ, tôi ao ước có được sự tự do, thế nên giờ tôi cũng muốn cho con được tự do tận hưởng cuộc sống của chính mình. Giờ đây, tôi mới thực sự thấm thía câu nói: "Càng nắm chặt thì càng được ít, còn khum lòng bàn tay thì sẽ giữ được nhiều".
(Theo Toutiao)
Nhịp sống thị trường