Ứng dụng AI tăng cường hiệu quả hoạt động ngành Tài chính – Ngân hàng
1,2 tỷ đô la là thiệt hại mỗi năm bởi các tội phạm tài chính gây ra (khảo sát từ Accenture tại Mỹ). Nhưng đó chưa phải là tất cả rủi ro mà ngành Tài chính – Ngân hàng gặp phải, dẫn đến nhu cầu bức thiết về việc tăng cường ứng dụng công nghệ mới cho lĩnh vực đặc thù này.
Sự thay đổi của ngành Tài chính - Ngân hàng
Chưa khi nào bối cảnh thực tế lại tác động tới ngành Tài chính – Ngân hàng mạnh mẽ như hiện tại, tạo ra sức ép về việc tăng tốc hiệu quả, ứng dụng công nghệ mới và giải phóng sự phụ thuộc vào con người. Hơn thế nữa, những rủi ro an ninh mạng có xu hướng gia tăng, và những áp lực từ các mô hình tài chính ngày càng đa dạng khiến cho ngành Tài chính – Ngân hàng đứng trước yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi.
Vận hành trên nền tảng truyền thống, các ngân hàng không tận dụng được sức mạnh tính toán và tính linh hoạt cần thiết. Điều này làm giảm tốc độ cũng như tính bảo mật, dẫn tới sự đánh đổi bằng doanh thu. Đứng trước kỳ vọng về sự thay đổi, nhưng vẫn tối ưu hoá về quy trình vận hành, nâng cao hiệu suất và theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh doanh, ngành Tài chính – Ngân hàng cần tìm kiếm các giải pháp thế hệ mới để giải quyết vấn đề đã đặt ra trên quy mô lớn.
Khám phá tiềm năng của AI trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng
Một trong những giải pháp thế hệ mới đầy tiềm năng đó là trí tuệ nhân tạo (AI). Với AI, một lượng dữ liệu khổng lồ có thể được phân tích và xử lý chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ đó mà có thể tiết kiệm thời gian và tạo ra giá trị lớn, đặc biệt phù hợp với lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, ngành có đặc thù yêu cầu tính chính xác tuyệt đối, bảo mật cao và tốc độ xử lý tức thì.
Những tiến bộ trong AI đang thúc đẩy sự tiến bộ trong bốn ứng dụng ngân hàng chính: (1) phát hiện gian lận, (2) xác minh danh tính, (3) AI đàm thoại và nhận dạng giọng nói, (4) tự động hóa quy trình robot (RPA) để xử lý tài liệu và công cụ đề xuất.
Các cuộc tấn công mạng tiêu tốn của các ngân hàng riêng tại Hoa Kỳ là 18,3 triệu đô la mỗi năm. Tội phạm tài chính gia tăng nhanh nhất cũng tại quốc gia này là gian lận danh tính tổng hợp, gây thiệt hại đáng kinh ngạc 1,2 tỷ đô la mỗi năm. Những rủi ro về tiền bạc chưa phải là tất cả, khi mà kéo theo đó là những thiệt hại không thể đo lường về uy tín, thương hiệu…
Theo báo cáo từ Accenture, mặc dù 84% trong số những người được khảo sát cho rằng có thể họ sẽ bỏ lỡ các mục tiêu tăng trưởng nếu không mở rộng quy mô AI, tuy nhiên, không phải tổ chức Tài chính – Ngân hàng nào cũng dễ dàng ứng dụng AI. Khoảng 76% nhà quản lý ngân hàng cho biết họ gặp khó khăn khi áp dụng quy mô AI trên toàn bộ hệ thống. Để thành công, các ngân hàng phải thiết lập một môi trường công nghệ có thể tạo điều kiện cho một loạt các ứng dụng thông minh mới, đồng thời giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI từ giải pháp của HPE và NVIDIA
Ngày 08.10.2021 vừa qua, HPE và NVIDIA đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến mang tên "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành Tài chính - Ngân hàng". Đây là chuyên đề số 2 trong chuỗi Hội thảo chuyên đề dành riêng cho lĩnh vực này. Sự kiện với sự góp mặt của chuyên gia đến từ HPE và NVIDIA cùng đông đảo nhà quản trị công nghệ trong lĩnh vực Tài Chính – Ngân hàng,… đã cung cấp cái nhìn khái quát về xu thế phát triển của Ngành, phân tích thách thức và cơ hội, đồng thời giới thiệu mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá quá trình vận hành, giảm thiểu chi phí, giải phóng sự ảnh hưởng của con người, gia tăng lợi nhuận và bắt kịp xu hướng.
Nền tảng HPE AI cung cấp các giải pháp tiên tiến nhằm hỗ trợ các tổ chức Tài chính – Ngân hàng vận hành nhanh hơn, thông minh hơn, an toàn hơn. Hệ thống HPE Apollo 6500 Gen10 Plus và Máy chủ HPE ProLiant DL380 Gen10 được chứng nhận bởi NVIDIA, được xác nhận về hiệu suất, khả năng quản lý, bảo mật và khả năng mở rộng cần thiết cho các ứng dụng hiện đại. Nền tảng HPE AI cũng có Cray ClusterStor E1000 mang lại thông lượng tối đa cho các nút GPU để đạt hiệu quả chưa từng có.
Các ngân hàng có thể chọn triển khai các giải pháp ngân hàng AI này tại chỗ - kết hợp với cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo (VDI) - hoặc như một dịch vụ, giúp tăng năng suất, cải thiện đáng kể thông tin chi tiết và mở rộng biên lợi nhuận, đồng thời giảm chi phí đầu tư.
Những giải pháp mạnh mẽ này là chìa khóa để giải phóng khả năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các tổ chức Tài chính – Ngân hàng, giúp giải quyết những thách thức hiện tại và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi trong tương lai.