MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ứng dụng sản phẩm công nghệ cao giúp sản xuất lúa bền vững

25-12-2018 - 15:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

Thành phố Cần Thơ với diện tích canh tác lúa trên 88.000 ha, hàng năm nông dân thành phố gieo trồng lúa khoảng 220.000 ha, sản lượng 1,2-1,3 triệu tấn/năm. Là cây trồng chủ lực nên công tác sản xuất và cung ứng giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng luôn được thành phố quan tâm.

Thành phố Cần Thơ có 54 cơ sở sản xuất kinh doanh giống, trong đó có 32 cơ sở, hộ sản xuất giống lúa được cấp mã số sản xuất, kinh doanh giống lúa. Những năm gần đây, hệ thống nhân giống lúa 3 cấp đã tổ chức sản xuất giống lúa với diện tích 3.480 ha, sản lượng đạt trên 27.000 tấn/năm, đáp ứng trên 80% nhu cầu giống sản xuất của thành phố và phục vụ sản xuất một số các tỉnh lân cận. Một trong những mô hình hoạt động khá hiệu quả phải kế đến đó là HTX nông nghiệp Thới Bình do ông Phan Văn Hội làm Giám đốc đóng chân trên địa ban xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai.

Ông Phan Văn Hội, GĐ HTX nông nghiệp Thới Bình phấn khởi cho biết: “Thời gian qua, nhờ việc tổ chức theo mô hình hợp tác xã kiểu mới và lựa chọn quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, các thành viên HTX Thới Bình chúng tôi đã chủ động được việc tiêu thụ lúa, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho xã viên”.

Khi mà chưa vào HTX, chưa có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, trình độ sản xuất lúa của nông dân xã Xuân Thắng nói chung và các thành viên HTX nói riêng còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Bà con vẫn thường trồng lúa theo tập quán cũ thu hoạch thủ công gây thất thoát và chi phí sản xuất cao, dẫn đến thu nhập mang lại thấp. Với mục đích liên kết nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao, HTX Thới Bình được thành lập với 12 thành viên tham gia, sản xuất 15ha diện tích lúa chất lượng cao và bước đầu đã mang lại nhiều tín hiệu vui.

Đặc biệt là từ khi có nguồn phân bón ứng dụng công nghệ cao của Đạm Cà Mau đã giúp cho bà con nơi đây an tâm sản xuất. Theo đó, ngoài việc chọn giống có đặc tính cứng cây ít đổ ngã, việc cày ải, phơi đất làm đất thật kỹ sẽ giúp lúa phát triển bộ rễ và bám rễ sâu hơn thì đội ngũ kỹ thuật của công ty Đạm Cà Mau còn nhấn mạnh đến bà con nông dân đó là các biện pháp canh tác tối ưu như cấp thoát nước đúng lúc cùng việc tuân thủ kỹ thuật bón phân cân đối để đẩy lùi được tình trạng lúa đổ ngã một cách hiệu quả.

Với sự nhiệt tình, đội ngũ kỹ thuật đã luôn đồng hành sát cánh với nhà nông trong mọi điều kiện, những vướng mắc được tháo gỡ, từ đó năng suất được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nông dân nơi đây.

Ông Phan Văn Hội - Giám đốc HTX Thới Bình vui vẻ cho biết: “ Khi có quy trình trải nghiệm này, nông dân được tập huấn, chuyển giao quy trình canh tác an toàn, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất lúa. Đặc biệt là giải pháp “1 phải 5 giảm”, kỹ thuật bón phân “4 đúng” , canh tác lúa làm sao hạn chế sự đổ ngã, sâu bệnh hại,…được các thành viên và người dân áp dụng để vừa tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, vừa cải thiện tốt môi trường đồng ruộng”. Cũng theo ông Hội, ngoài liên kết chuyển giao KHKT, HTX còn cung cấp các dịch vụ hậu cần cho xã viên và nông dân như: Cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, dịch vụ làm đất, thu hoạch, bao tiêu sản phẩm.

Hiện HTX trồng 5ha lúa giống, một phần chủ động cung ứng giống cho các thành viên trong HTX, một phần ký hợp đồng bán giống cho người dân và các công ty có nhu cầu. Về lúa hàng hóa, ngoài cam kết bao tiêu 15ha lúa cho các xã viên, mỗi vụ lúa HTX còn liên kết ký hợp đồng bao tiêu hơn 50ha lúa cho các hộ dân khác trên địa bàn xã. “Nhờ chủ động đầu vào, bao tiêu đầu ra và áp dụng các tiến bộ KHKT, xã viên HTX Thới Bình đã tiết kiệm chi phí đầu tư, trong khi năng suất, chất lượng lúa gạo tăng lên; lợi nhuận tăng từ 10 – 15% so với sản xuất truyền thống. Bình quân 1ha lúa cho năng suất trên 15 tấn/năm, nông dân thu nhập trên 60 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí còn lãi trên 50 triệu đồng/ha/năm” - ông Hội bày tỏ.

Rõ ràng, nhờ chủ động đầu vào, bao tiêu đầu ra và áp dụng các tiến bộ KHKT, xã viên HTX Thới Bình với sự điều hành của GĐ Phan Văn Hội góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư, trong khi năng suất, chất lượng lúa gạo tăng lên; lợi nhuận tăng từ 10 – 15% so với sản xuất truyền thống.

Ứng dụng sản phẩm công nghệ cao giúp sản xuất lúa bền vững - Ảnh 1.

Ông Phan Văn Hội cùng kỹ thuật viên bên mô hình trình diễn vụ lúa đông xuân 2018.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên