Ung thư đại trực tràng: Những dấu hiệu phát hiện sớm đừng bỏ qua
Thường xuyên xuất hiện đau bụng, đi ngoài ra máu người đàn ông 58 tuổi nghĩ bình thường, khi đi khám bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 3.
- 27-08-2018Các nhà nghiên cứu khẳng định: Làm tốt 2 việc này có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng
- 28-06-20187 nhóm người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao: Làm đủ 5 việc để tránh tử vong sớm
- 19-05-2018[PHOTO STORY] 7 dấu hiệu ung thư đại trực tràng rất nhiều người chủ quan bỏ qua
5 năm chiến đấu với ung thư đại tràng
Bệnh nhân Nguyễn Khắc Toản (63 tuổi, Phong Kê, Bắc Ninh) cách đây 5 năm đã được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 3.
Theo chia sẻ của bệnh nhân Toản những dấu hiệu cảnh báo ung thư đầu tiên chỉ đau bụng nhiều và đi đại tiện có máu. Ông Toản có mua thuốc về uống thì không còn dấu hiệu đi ngoài có lẫn máu.
"Sau một thời gian dùng thuốc tôi vẫn thấy đau bụng và đi ngoài có máu. Tôi có tới bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh khám được chẩn đoán u ác tính, ung thư đại trực tràng giai đoạn 3", ông Toản nói.
Bệnh nhân Toản mắc ung thư giai đoạn 3, đã điều trị được 5 năm hiện sức khỏe tốt, ảnh BVCC.
Tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh (bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K) ông Toản được được phẫu thuật và truyền 12 đợt hóa chất. Sau đó, sức khỏe của bệnh nhân Toản đã ổn định và được cho ra viện.
Đến nay ông Toản, sức khỏe đã hoàn toàn ổn định và vẫn tiếp tục làm nghề bác sĩ thú y. Bệnh nhân đạp xe 4-5km tới bệnh viện tái khám.
Trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Vĩnh (74 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) cũng bị ung thư đại trực tràng và điều trị bước sang năm thứ 5. Cách đây 5 năm, ông Vĩnh đau bụng nhiều, gầy sút tới gần 10kg.
Ông Vĩnh, đi khám và được chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Bệnh nhân đã được phẫu thuật tới nay sức khỏe ổn định chỉ cần phải khám định kỳ.
Ung thư hoàn toàn có thể điều trị khỏi được
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Ngoại và Xạ trị (Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh) cho hay hai bệnh nhân Toản và Vĩnh là minh chứng của căn bệnh ung thư đại trực tràng vẫn có thể chữa được và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Các yếu tố nguy cơ chính của ung thư đại trực tràng có thể kể tới như ăn quá nhiều mỡ, thịt động vật, thức ăn lên men ướp muối, thịt xông khói.
Một số bệnh lý được coi là tiền ung thư có thể kể tới như: viêm loét đại trực tràng mãn tính nguy cơ tiến triển thành ung thư từ 20-25%; polyp kích thước lớn có nguy cơ ung thư cao; hội chứng bệnh polyp gia đình…
Theo PGS.TS Hoàng Công Đắc, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện E (hiện đang công tác tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn) ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm triệu chứng rất nghèo nàn. Triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc vào vị trí khối u, mức độ xấm lấn.
Bệnh nhân thường có sự thay đổi về thói quen đại tiện phân lúc lỏng, lúc táo không rõ nguyên nhân, đi ngoài đã xong nhưng luôn có cảm giác mót rặn (cảm giác không hết phân), khuôn phân thu nhỏ hoặc không có hình dáng do khối u.
"Chảy máu đường tiêu hóa triệu chứng khá rõ ràng của ung thư. Đi ngoài phân có nhầy lẫn máu hoặc phân màu đen. Khối u lớn lấp kín lòng đại tràng, trực tràng có thể gây ra đau bụng, táo bón, buồn nôn...", PGS.TS Đắc nói.
Ở giai đoạn muộn hơn bệnh nhân có thể sờ thấy khối u qua thành ổ bụng hoặc hậu môn. Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi. Bệnh khi đã di căn gan có thể có triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng.
Các chuyên gia cho hay phòng ung thư đại trực tràng bằng cách thay đổi thói quen sống tăng cường hoạt động thể chất. Thay đổi thói quen ăn uống hạn chế ăn mỡ, thịt muối, đồ ăn lên men, cá khô, xì dầu. Hạn chế rượu bia và các chất lên men khác.
Trí thức trẻ