MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ứng viên giỏi nhưng xin mãi chẳng được việc: Kiến thức hay kỹ năng đều có thể đào tạo được, chỉ có thái độ thì không

14-04-2019 - 08:04 AM | Sống

Các kỹ năng mềm thì không đòi hỏi phải chuẩn bị như thế, nhưng nó là một phần rất quan trọng trong quá trình phỏng vấn.

Tôi bước vào phòng phỏng vấn và một chàng trai tràn đầy năng lượng tên Chen chạy đến và bắt tay tôi điên cuồng. Anh ta đến phỏng vấn vào vị trí kỹ thuật phần mềm.

Anh ta nói một cách rạng rỡ: "Xin chào! Tôi là Chen. Rất vui được gặp anh."

Trong suốt quá trình phỏng vấn, Chen áp đảo tôi bằng sự nhiệt tình của anh ấy. Anh ấy sẵn sàng nghe những phản hồi, hỏi những câu hỏi để làm rõ và cực kỳ lạc quan. Tính lạc quan của anh ấy thật sự rất ấn tượng bởi vì anh ấy nói rằng anh ấy rất kém trong việc giải quyết những vấn đề thiết kế.

Trong 5 phút cuối, khi mọi ứng viên có thể đưa ra câu hỏi, Chen đã đặt nhiều câu hỏi nhất có thể. Anh thể hiện lịch sự và kiến thức doanh nghiệp của Amazon. Anh còn giải thích làm thế nào để luôn đầy năng lượng khi cần thiết, bởi đó là trong những điều thành công của công ty.

Khi chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn sâu vào cuối buổi, tất cả các ứng viên đều có cùng một ấn tượng. Chen dở tệ trong các lĩnh vực về công nghệ như thiết kế, viết code hay thuật toán. Trái lại, anh lại là một người tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, tự nhận ra những lỗ hổng về kỹ thuật của mình và hào hứng nghe những phản hồi mang tính xây dựng. Anh cũng đã chứng minh mình cũng đang nỗ lực để cải thiện bản thân.

Vì đã từng thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn của Amazon với cả 2 tư cách là nhân viên lâu năm và người quản lý tuyển dụng, tôi đã gặp rất nhiều loại người. Tôi cũng biết được lý do các ứng viên không được tuyển dụng.

Khi các ứng viên chuẩn bị phỏng vấn ở các công ty như Amazon (hay Facebook, Google, Apple, v.v..) họ thường tập trung vào các nhiệm vụ của công việc. Các ứng viên công nghệ phần mềm cần dành hàng giờ để làm mới kiến thức của mình về những câu hỏi code phổ biến. Các nhà thiết kế thì xây dựng một bộ hồ sơ thật là hoành tráng với tất cả những gì họ đã từng làm.

Các kỹ năng mềm thì không đòi hỏi phải chuẩn bị như thế, nhưng nó là một phần rất quan trọng trong quá trình phỏng vấn. Bạn có quan tâm đến vấn đề này trong công việc không? Bạn có hiểu được công ty mà bạn muốn xin vào không? Bạn có khả năng chứng minh được là bạn sẽ trở thành một đồng nghiệp tốt, không chỉ là một người có kiến thức không?

Ứng viên giỏi nhưng xin mãi chẳng được việc: Kiến thức hay kỹ năng đều có thể đào tạo được, chỉ có thái độ thì không - Ảnh 1.

Những nhân viên có kỹ năng mềm chính là đòn bẩy cho một đội nhóm. Chúng không chỉ góp phần giúp đỡ trong công việc của bản thân mà còn giúp cải thiện những nỗ lực của đồng nghiệp.

Tôi đã từng thấy rất nhiều người bị đánh rớt ở Amazon, và 80% đều có liên quan đến kỹ năng mềm. Họ bị loại bởi vì họ ngu ngốc. Họ bị loại bởi vì họ không biết lắng nghe đồng nghiệp của mình. Họ thất bại vì họ không chấp nhận những lời phản hồi. Họ thất bại bởi vì họ không biết cách xử lý tốt những sai lầm.

Trong khoá huấn luyện các nhân viên mới tại Amazon, chúng tôi nhấn mạnh rằng nguyên tắc lãnh đạo xuất sắc cũng quan trọng không kém gì những kỹ năng công việc, nếu không muốn nói là quan trọng hơn.

Thành công hay thất bại trong kỹ năng chuyên môn thì rất dễ đánh giá, nhưng riêng với kỹ năng mềm thì chúng tôi phải xem xét rất kỹ lưỡng bằng các nguyên tắc lãnh đạo.

Một nhóm thái độ tốt thì có giá trị hơn một cá nhân riêng biệt có kỹ năng chuyên môn. Một người có kỹ năng vượt trội không có giá trị nhiều hơn một thành viên trong nhóm biết khích lệ và giúp nhóm của mình làm điều đúng đắn.

Kiến thức chuyên môn thì có thể học được. Sách chuyên ngành, sách tổng quan và kinh nghiệm chính là những tài nguyên tuyệt vời để lấp đầy lỗ hổng kiến thức. Nhưng dạy người khác không cảm thấy bị xúc phạm khi có ai góp ý với họ rằng code của họ cần sử dụng tài liệu tốt hơn hay dự án của họ thiếu các cột mốc quan trọng là điều cực kỳ khó khăn. Tôi thấy có rất ít người thành công trong việc dạy đồng cảm.

Những nhân viên có thái độ tốt chính là đòn bẩy cho một đội nhóm. Chúng không chỉ góp phần trong công việc của họ mà còn cải thiện những nỗ lực của đồng nghiệp. Họ truyền cảm hứng để các đồng nghiệp trung thành với nhóm của mình, điều này làm tăng thêm kiến thức và thậm chí còn cải thiện năng suất lao động. Những người này ý thức được rằng họ có thể luôn luôn học hỏi nhiều hơn và do đó có thêm nhiều ý tưởng mới hơn. Kỹ năng mềm rất quan trọng cho sự phát triển. Về lâu dài, phát triển tiềm năng điều này quan trọng hơn là sở hữu kỹ năng cứng.

Như tôi đã viết trước đó, có nhiều cách để thể hiện kỹ năng mềm của bạn trong buổi phỏng vấn. bạn có thể chứng minh bạn không chỉ là một công nhân điêu luyện mà các nhân viên khác cũng sẽ thích làm việc chung với bạn. Bạn có thể chứng minh rằng bạn không chỉ đủ kiến thức để làm việc mà còn cải thiện năng suất lao động và hạnh phúc của những người xung quanh.

Trong cuộc phỏng vấn sâu với Chen, tôi đã đồng ý rằng anh ta thiếu những kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng công nhận mình sẽ thích làm việc với anh ấy. Anh đã làm việc nhiều năm tại Amazon, đã được thăng chức vài lần, và đã nhiều lần chứng minh sự nhiệt tình và kỹ năng mềm là công cụ mạnh mẽ để thành công lâu dài.

Theo Mộc Dương

Nhịp Sống Kinh Tế/MED

Trở lên trên