Ứng xử với tin giả trên môi trường mạng internet như thế nào?
Với sự phát triển của thời đại số, người dân cũng thay đổi cách tiếp cận thông tin khi có xu hướng đọc tin trên mạng internet thay vì đọc báo, nghe đài, xem truyền hình. Sự thay đổi này tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức.
- 08-03-2024Đang chờ rút 180 triệu đồng bỗng đọc được "phiếu khảo sát", cụ bà lập tức nhờ ngân hàng báo công an
- 08-03-2024Sắp tạo ra trí tuệ nhân tạo siêu như con người?
- 08-03-20247 nguyên tắc giúp bảo vệ an toàn thông tin cho tài khoản và thiết bị cá nhân
Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay, nhất là trong giai đoạn nước ta đang tiến hành chuyển đổi số. Internet là môi trường lưu chuyển thông tin nhanh chóng và hiệu quả trong đời sống xã hội. Nhưng mặt trái cũng mang lại những hệ lụy không nhỏ cho các doanh nghiệp vì những tin đồn trên không gian mạng được phát tán với tốc độ “cấp số nhân”, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã so sánh tin giả với bóng ma vì doanh nghiệp không biết được nguồn xuất phát của tin. Tin giả tác động rất lớn đến kinh tế xã hội, nhất là với doanh nghiệp vì khi có một thông tin chưa chính xác đưa ra về hoạt động, về ban lãnh đạo công ty, doanh nghiệp lập tức sẽ bị tác động từ người mua hàng, từ ngân hàng, của đối tác của doanh nghiệp.
Tin giả đã và đang tác động rất nhiều đến kinh tế xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tin giả trên mạng xã hội nhưng tác động là thật ngoài cuộc sống, khiến cho mọi người hoang mang và ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chia sẻ của ông Nguyễn Tấn Đạt, Tổng Giám đốc công ty A&A. Tin giả như một loại virus độc hại, khiến lòng tin hoang mang, gây rối dư luận.
Trong cuộc chiến chống tin giả này không chỉ là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng mà còn là sự nâng cao nhận thức của chính người dùng internet. Anh Hoàng Long, ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, nhiều trường hợp, người đưa tin đó không biết là mình đang đưa tin giả nên người dân cần có trách nhiệm với chính thông tin mà mình đưa lên môi trường mạng.
Cuộc chiến chống tin giả vẫn chưa có hồi kết. Trong hành trình này, để hạn chế tin giả người dùng cần nâng cao nhận thức cũng như cách thức kiểm chứng thông tin trực tuyến. Đây cũng là cách mà chị Kim Cúc, nhân viên văn phòng ở Hà Nội đang thực hiện để đối phó với “cơn bão tin giả trên mạng internet” hiện nay. Để không bị tác động bởi tin giả, người dùng như chị thường kiểm chứng bằng những thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng.
Thông tin trên mạng xã hội có rất nhiều, với tốc độ lan truyền cấp số nhân và không có biên giới. Thông tin đó có thể là theo chiều hướng tốt, cũng có thể theo chiều hướng tiêu cực nên không thể chỉ dùng mệnh lệnh hành chính trên không gian mạng mà cần có sự định hướng thông tin cho người dân từ những nguồn chính thống. Có như vậy, ưu thế của internet mới được phát huy hiệu quả.
vov.vn