Uống nước dừa mùa hè rất mát nhưng lạm dụng có thể nguy hiểm cho đường ruột, thậm chí gây tử vong
Mùa hè, nước dừa là loại trái cây càng được ưa chuộng hơn cả. Vậy uống nước dừa mùa hè tuy rất mát, giải nhiệt tốt nhưng lạm dụng nước uống này liệu có gây ảnh hưởng tới sức khỏe không?
- 26-05-2021Đại diện Thuỷ Tiên nói gì về nghi vấn số tiền 4,7 tỷ đồng Trấn Thành chuyển khoản?
- 26-05-2021Thương đến quặn lòng trước vất vả của các y bác sĩ từ tâm dịch COVID-19: Làm việc suốt 20 giờ không nghỉ, lưng đẫm mồ hôi, bỏng rát vì mặc đồ bảo hộ giữa thời tiết khắc nghiệt
- 26-05-2021Chuyên gia y tế nói về sự 'nguy hiểm' khi dùng điều hòa trong mùa dịch COVID-19
Đa số mọi người đều cho rằng nước dừa là loại nước bổ dưỡng, không độc hại và đây là loại nước uống có thể sử dụng lâu dài, thường xuyên. Tuy nhiên, lạm dụng nước dừa lại không phải một ý kiến hay. Thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng các trường hợp lạm dụng nước dừa để giải khát trong mùa hè có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Một vài vấn đề có thể xảy ra khi lạm dụng nước dừa như sau:
Không nên uống nước dừa khi nào?
Không nên uống nước dừa ngay khi vừa đi nắng về
Bản chất, nước dừa có tác dụng giải nhiệt nhưng lại nước dừa lại không phải loại nước uống có thể giải khát sau khi đi nắng về.
Nước dừa mùa hè được uống khi đi nắng về có thể dẫn đến một số triệu chứng như ớn lạnh, cảm thấy đầy bụng, phát sốt, thậm chí nhiều người bị sốt cao.
Đặc biệt, đối với các trường hợp uống nước dừa sau khi thi đấu thể thao hoặc lao động nặng ngoài trời thậm chí còn có thể khiến chân tay bị bủn rủn, giảm sức dẻo dai hay phản xạ nhanh nhẹn của cơ thể.
Để sử dụng nước dừa giải khát đúng cách trong mùa hè, sau khi đi nắng về cần ngồi nghỉ để cơ thể hồi phục sau đó mới uống nước dừa và lưu ý không nên uống quá nhiều.
Đi nắng về uống nước dừa ngay có thể khiến bạn bị ớn lạnh, đầy bụng,... - Ảnh Internet
Người có cơ địa dị ứng
Uống quá nhiều nước dừa có tốt không còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với quả dừa. Vì vậy, cần tránh sử dụng nước dừa hoặc các loại sản phẩm có liên quan đến dừa như dừa tươi, nước cốt dừa, cơm dừa,...
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bầu ở những tháng đầu thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu các chuyển hóa cơ bản diễn ra mạnh mẽ và phức tạp. Vì vậy không nên uống nước dừa trong giai đoạn này vì có thể làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi, thậm chí còn có thể gây tình trạng rối loạn chuyển hóa.
Do đó, bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ tốt nhất không nên uống nước dừa để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Không nên uống nước dừa vào buổi tối
Thực tế mọi người đều biết nước dừa có tính lợi tiểu. Đây là một loại đồ uống tốt cho thận và có khả năng làm sạch đường tiết niệu cũng như ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ sỏi thận. Tuy nhiên, uống nhiều nước dừa không tốt vì khiến bạn phải liên tục ghé nhà vệ sinh.
Ngoài ra, thời điểm không nên uống nước dừa là buổi tối. Uống nước dừa buổi tối rất có khả năng khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Chưa kể, nếu nước dừa được ướp lạnh hoặc bỏ tủ đá vào buổi tối còn dễ khiến người sử dụng dễ mắc bệnh, gân cốt rã rời, cảm thấy đuối sức.
Do đó, không nên uống nước dừa vào buổi tối, chỉ nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
Mất cân bằng điện giải
Nước dừa có rất nhiều dưỡng chất có thể kể đến như kali, glucose và giúp người sử dụng đảm bảo lượng nước ổn định trong cơ thể. Nhưng nếu tiêu thụ nước dừa quá mức như lạm dụng thì còn có thể khiến người sử dụng có nguy cơ tử vong.
Lạm dụng nước dừa quá mức có thể gây tử vong - Ảnh Internet
Nguyên nhân gây tử vong nếu lạm dụng nước dừa do nồng độ kali trong máu tăng cao đột ngột, điều này khiến cơ thể suy yếu và bị choáng váng chỉ vài phút sau đó người sử dụng đã có thể mất dần ý thức, chìm vào hôn mê, nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến tử vong.
Nguy hiểm cho đường ruột
Dù nước dừa được biết đem lại hiệu quả nhuận tràng. Tuy nhiên, người sử dụng nếu có vấn đề với nhu động ruột cần cân nhắc có nên uống nhiều nước dừa vào mùa hè hay không để tránh gây nguy hiểm cho đường ruột.
Tăng lượng đường trong máu
Việc uống quá nhiều nước dừa còn có thể làm tăng lượng đường trong máu vì thành phần nước dừa có chứa carbohydrate và calo. Vì vậy, người có hàm lượng đường trong máu cao không nên uống nước dừa thường xuyên để giảm rủi ro về huyết áp và tim mạch.
Dù nước dừa là nước được ưa chuộng khi mùa hè đến, tuy nhiên hãy cân nhắc việc uống nhiều nước dừa có nên hay không để tránh các tác hại do lạm dụng nước dừa gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Pháp luật và Bạn đọc