Uống nước thấy 3 dấu hiệu này, cẩn thận ung thư, tiểu đường 'gõ cửa', thận suy yếu
Một số dấu hiệu bất thường xuất hiện khi uống nước có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- 24-07-2024Đàn ông thận yếu thường có 5 điểm chung trên khuôn mặt, soi gương là thấy
- 15-03-2024Đêm nào đi ngủ cũng xuất hiện 4 dấu hiệu này chứng tỏ thận yếu, dù nam hay nữ cũng nên tránh 3 thực phẩm
- 07-11-2023Một thức uống quen thuộc hàng ngày hóa ra lại cực tốt cho người thận yếu, dân văn phòng ai cũng từng dùng
Hầu hết mọi người đều biết rằng uống đủ nước sẽ giúp chức năng của các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Uống đủ nước có thể cơ thể nhanh chóng loại bỏ các chất độc hại ra bên ngoài, tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm độ nhớt của máu, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Thói quen uống nước có liên quan mật thiết đến sức khỏe. Đồng thời, trong một số trường hợp, các dấu hiệu bất thường xuất hiện khi uống nước cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, khi uống nước, nếu cơ thể xuất hiện 3 dấu hiệu bất thường này, mọi người cần cảnh giác với ung thư, tiểu đường hoặc bệnh thận.
3 dấu hiệu bất thường khi uống nước cảnh báo bệnh tật
1. Luôn thấy khát dù đã uống nhiều nước
Khát nước bất thường dù đã uống nước thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiểu đường hoặc đái tháo nhạt.
Khi mắc tiểu đường, cơ thể sẽ cố gắng điều tiết để khôi phục sự cân bằng lượng đường trong máu bằng cách thải trừ lượng đường dư thừa thông qua nước tiểu. Do đó, thận phải tăng cường hoạt động để thải lượng glucose dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó dẫn đến chất lỏng từ các mô cơ thể cũng mất theo. Lượng chất lỏng mất đi khiến cơ thể luôn cảm thấy khát và muốn uống nhiều nước hơn.
Với đái tháo nhạt, đây là tình trạng rối loạn khả năng cân bằng nước trong cơ thể. Thận của bệnh nhân không còn khả năng giữ nước, gây ra triệu chứng tiểu nhiều, bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện tình trạng thường xuyên khát nước, muốn uống nhiều nước hơn.
2. Tiểu ít hoặc không đi tiểu sau khi uống nước
Thiểu niệu là tình trạng lượng nước tiểu thải ra trong vòng 24 giờ ít hơn 500ml. Còn tình trạng vô niệu có nghĩa là lượng nước tiểu trong 24 giờ ít hơn 100ml.
Đối với người bình thường, sau khi uống nước, lượng nước tiểu bài tiết ra bên ngoài cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, một số người lại đi tiểu rất ít hoặc thậm chí không đi tiểu sau khi uống nước.
Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân chính gây thiểu niệu hoặc vô niệu sau khi uống nước là do chức năng thận bị suy giảm, thường là do bệnh lý suy thận cấp hoặc suy thận mạn tính.
Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề như rối loạn chất điện giải, có thể gây phù toàn thân, tràn dịch đa màng, tăng huyết áp, tràn dịch màng tim gây ép tim cấp, tăng kali máu gây loạn nhịp tim và ngừng tim. Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện Hội chứng tăng urê máu dẫn đến khó thở, buồn nôn, hôn mê, co giật, xuất huyết.
3. Thường xuyên bị nghẹn, sặc khi uống nước
Cảm thấy khó nuốt, bị vướng trong cổ họng khi uống nước có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư thực quản giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do khối u tăng kích cỡ ở thực quản, gây cản trở đến quá trình tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống.
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên trong thời gian dài, mọi người cần đặc biệt cảnh giác và nên đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh cho bệnh trở nặng.
Đời sống Pháp luật