MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

USD giảm mạnh, vàng vượt 1.800 USD, Bitcoin lên trở lại sát 50.000 USD

23-12-2021 - 08:01 AM | Tài chính - ngân hàng

USD giảm mạnh, vàng vượt 1.800 USD, Bitcoin lên trở lại sát 50.000 USD

Đồng euro, đô la Australia và các loại tiền tệ khác đều tăng mạnh so với USD trong phiên vừa qua khi các nhà giao dịch lạc quan hơn về triển vọng kinh tế, bất chấp virus biến thể Omicron tăng vọt và các nhà đầu tư chuẩn bị sẵn sàng tinh thần đón nhận những biến động mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Nhu cầu mua các tiền tệ rủi ro đã được cải thiện kể từ thứ Hai (20/12), khi thị trường bị xáo trộn bởi những hạn chế mới của các chính phủ liên quan đến sự lây lan của Omicron, và sau khi Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Manchin cho biết ông sẽ không ủng hộ gói chi tiêu tài chính mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Chỉ số Dollar index kết thúc phiêny 22/12 giảm 0,37% so với rổ các tiền tệ chủ chốt, xuống 96,068. Mặc dù vậy, chỉ số này vẫn sát mức cao nhất trong vòng 1,5 năm, là 96,938 đạt được vào ngày 24 tháng 11 do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp nâng lãi suất nhanh hơn so với nhiều ngân hàng trung ương khác.

Dữ liệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã được cải thiện đáng kể trong tháng 12, cho thấy nền kinh tế này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 bất chấp dịch Covid-19 bùng phát trở lại và các gói kích thích kinh tế giảm bớt.

Các nhà phân tích của công ty Brown Brothers Harriman trong một báo cáo công bố thứ Tư (22/12) cho cho biết: "Đồng USD đang bớt ‘nóng’ khi những xung lực phòng ngừa rủi ro tiếp tục giảm xuống", và "rất có thể chúng ta đang ở trong một thời kỳ thị trường trầm lắng do không có bất kỳ động lực mới và quan trọng nào".

Dữ liệu vừa công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại đáng kể trong quý 3/2021 giữa bối cảnh bùng phát số ca nhiễm Covid-19, nhưng kể từ đó hoạt động đã được cải thiện dần, nền kinh tế Mỹ cũng đi đúng hướng và năm 2021 gặt hái những thành tích tốt nhất kể từ 1984.

Euro phiên này tăng 0,37% so với USD lên 1,1331 USD. Trong khi đó, đô la Australia – vốn nhạy cảm với vủi ro – tăng 0,86% lên 0,7214 USD, còn đô la New Zealand tăng 0,74% lên 0,6820 USD.

Đồng bạc xanh cũng giảm 0,63% so với crown Na Uy, còn 8,8880 NOK. Được biết, tiền của Na Uy đã được hưởng lợi từ giá dầu và khí đốt tăng và càng tăng hơn nữa do yếu tố mùa vụ (xung quanh kỳ nghỉ Giáng sinh),

Đồng bảng Anh đã tăng 0,67% lên 1,3358 GBP/USD, mặc dù dữ liệu cho thấy nền kinh tế Anh trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2021 đã tăng trưởng chậm hơn so với các dự đoán trước đây, chỉ là 1,1%, trong khi ước tính sơ bộ của thị trường là 1,3.

Các nhà phân tích của ngân hàng ING cho biết, từ trước tới nay, trong các tuần trước và sau Giáng sinh, thị trường tiền tệ khá im ắng, và năm nay thị trường này càng ít biến động so với các loại tài sản khác.

Đô la Canada tiếp tục xu hướng tăng từ phiên trước khi các nhà đầu tư đặt cược rằng đà phục hồi kinh tế trên toàn cầu sẽ được duy trì bởi ước tính cho thấy doanh số bán hàng của các nhà máy trong tháng 11 tăng, mặc dù virus biến thể lây lan nhanh chóng,

Đô la Canada kết thúc phiên 22/11 tăng 0,2% lên 1,288 CAD, tương đương 77,64 US cent. Đồng tiền này được giao dịch trong phạm vi từ 1,2877 đến 1,2924 CNY, sau khi hôm 20/12 chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2020, là 1,2963 CAD.

Các đồng tiền mới nổi của châu Á trong phiên vừa qua đao dộng chủ yếu do lo ngại về tác động của biến thể Omicron. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư tài chính đã quay trở lại với tài sản rủi ro.

Các nhà phân tích của Mizuho Bank cho biết: "Ở châu Á, hầu hết các loại tiền tệ bao gồm rupiah, ringgit, đô la Singapore, nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng rupee của Ấn Độ đều được hưởng lợi từ ham muốn của nhà đầu tư là sở hữu các tài sản rủi ro cao".

Đáng chú ý, rupiah Indonesia đạt mức cao nhất gần 5 tuần khi tăng 0.5% so với phiên liền trước đạt 14.230 rupiah/USD, mức cao nhất kể từ giữa tháng 11. Lợi suất tham chiếu (kỳ hạn 10 năm) phần lớn không thay đổi, nhưng đang dao động quanh mức cao nhất 2 tuần.

Các nhà phân tích thuộc tại Tập đoàn Ngân hàng Australia liên minh với New Zealand hy vọng đồng Rupiah sẽ vượt qua quá trình bình thường hóa chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, với giả định không có tác động quan trọng nào từ biến thể Omicron. Họ kỳ vọng rupiah sẽ đạt 14.000 mỗi đô la vào cuối năm 2022.

Won của Hàn Quốc phiên này tăng 0,3% sau khi giảm giá trong hai ngày liên tiếp; đồng ringgit của Malaysia và đô la Singapore cũng tăng nhẹ, trong khi peso của Philippines và baht của Thái Lan đồng loạt giảm 0,2% trong phiên 22/12. Baht Thái đang chịu áp lực giảm trước khi ngân hàng trung ương nước này dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục để kích thích nền kinh tế vốn dựa vào du lịch.

Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm nhẹ trong phiên vừa qua, kết thúc phiên ở 6,3729 CNY, thấp hơn so với ước tính của Reuters là 6.369 CNY.

USD giảm mạnh, vàng vượt 1.800 USD, Bitcoin lên trở lại sát 50.000 USD - Ảnh 1.

Cập nhật tỷ giá các đồng tiền chủ chốt.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin phiên này biến động mạnh, có thời điểm gần chạm 50.000 USD với biên độ dao động trong ngày tương đối lớn, song kết thúc ngày 22/12 ở mức gần sát với đóng cửa phiên liền trước, ở mức 48.914 USD. Mặc dù vậy, Bitcoin đã giảm khoảng 30% trong 5 tuần qua sau khi lập mức cao kỷ lục gần 69.000 USD vào đầu tháng 11.

Theo Mike McGlone, chiến lược gia hàng hóa của Bloomberg Intelligence, Bitcoin có thể đã vượt qua ‘đáy" khi giá dầu thô gần đây đã qua "đỉnh".

Các nhà phân tích cho rằng thị trường đã ‘đánh lừa’ các nhà đầu tư trong những tuần gần đây, khi chỉ tập trung vào đánh giá về mức độ rủi ro do virus biến thể Omicron gây ra và sự xoay trục chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) theo hướng ‘diều hâu’ mà không chú ý tới việc Bitcoin cũng bị tác động không nhỏ bởi giá hàng hóa.

USD giảm mạnh, vàng vượt 1.800 USD, Bitcoin lên trở lại sát 50.000 USD - Ảnh 2.

Diễn biến giá bitcoin ngày 22/12.

Giá vàng tăng trở lại trong phiên 22/12 do sự bất an kéo dài liên quan đến biến thể Omicron và đồng USD yếu đi làm tăng sức hấp dẫn của vàng.

Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.801,24 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 2/2022 tăng 0,8% lên 1.802,20 USD.

Mặc dù các nhà phân tích đã giảm bớt tác động bởi sự căng thẳng, nhưng nhiều quốc gia đã công bố các quy định hạn chế để giảm sự lây lan của biến thể Omicron, làm giảm nhẹ tâm lý đối của nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro hơn.

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

Vũ Ngọc Diệp

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên