MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

USD lao dốc, vàng lên ngôi sau những dữ liệu hỗn độn từ Mỹ

31-07-2022 - 16:36 PM | Tài chính - ngân hàng

USD lao dốc, vàng lên ngôi sau những dữ liệu hỗn độn từ Mỹ

USD lao dốc xuống mức thấp nhất 3 tuần do lo ngại nền kinh tế số 1 thế giới suy thoái trong bối cảnh lạm phát vẫn rất cao và các chỉ số kinh tế Mỹ cho thấy một bức tranh lẫn lộn những màu sáng tối.

Thị trường tiền tệ trải qua phiên cuối tuần với nhiều biến động khi các dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy lạm phát tháng 6 tiếp tục tăng nóng – yếu tố có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất nếu cần thiết.

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đã tăng 1,0% trong tháng 6/2022, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2005, sau khi tăng 0,6% trong tháng Năm. Trong 12 tháng đến tháng 6/2022, chỉ số giá PCE tăng 6,8%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1 năm 1982. Nếu loại trừ các thành phần thực phẩm và năng lượng – dễ biến động, chỉ số giá PCE đã tăng 0,6% trong tháng Sáu, sau khi tăng 0,3% trong tháng Năm.

Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 29/7, đồng USD tăng mạnh vào đầu phiên do chỉ số lạm phát cao, nhưng đảo chiều đi xuống sau đó khi báo cáo mới nhất của Đại học Michigan cho thấy dự báo về lạm phát của người tiêu dùng đã giảm trong tháng Bảy.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, tháng trước đã đề cập đến kết quả khảo sát Michigan như là "chìa khóa" đằng sau sự xoay trục quan điểm về việc tăng lãi suất tích cực.

Đồng bạc xanh giảm trong phiên vừa qua một phần cũng bởi dữ liệu cho thấy chỉ số sản xuất của Chicago giảm xuống mức thấp nhất trong 23 tháng, là 52,1, từ mức thấp trước đó là 56,0, theo Action Economics.

Lúc kết thúc phiên thứ Sáu (29/7), Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – giảm 0,3% so với phiên liền trước, xuống 105,89, trước đó có thời điểm Dollar index chạm mức thấp nhất 3 tuần, là 105,53.

Karl Schamotta, chiến lược gia thị trường của công ty thanh toán Corpay ở Toronto, cho biết: "Các nhà giao dịch đang tham gia vào một vị thế bình phương (Square Position) vào thời điểm cuối quý, chuẩn bị cho một giai đoạn lạm phát và tốc độ tăng trưởng giảm dần, làm thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất và lợi nhuận từ đồng USD.

Theo chiến lược gia Schamotta: "Báo cáo việc làm (của Mỹ) vào tuần tới được cho là chất xúc tác có thể gây rất nhiều biến động trên thị trường, và không ai muốn bị ‘việt vị" nếu quá trình rất biến động tiềm năng và không ai muốn bị việt vị nếu quá trình tạo việc làm ở Mỹ chậm hơn dự kiến".

Một chỉ số quan trọng khác, chỉ số chi phí việc làm của Mỹ (ECI), cũng tăng. ECI, thước đo rộng nhất về chi phí lao động, đã tăng 1,3% trong quý 2/2022, sau khi tăng 1,4% trong quý 13, thông tin từ Bộ Lao động Mỹ cho biết hôm thứ Sáu (29/7).

Chỉ số này được nhiều người coi là một trong những thước đo tốt hơn về sự chậm lại của thị trường lao động và là một yếu tố dự báo lạm phát cơ bản.

Sau khi Mỹ công bố các dữ liệu trên, Action Economics, trên blog của mình, cho biết ECI là một trong những chỉ số khiến Fed cảnh báo và khiến họ ra quyết định tăng lãi suất 75 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 7.

Sau những dữ liệu phát đi hôm thứ Sáu, thị trường dự đoán có tới 72% khả năng Fed sẽ twang lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tháng 9, trong khi 28% dự báo lãi suất sẽ tăng 75 điểm cơ bản.

Lãi suất tiền cho vay của các ngân hàng Mỹ dự báo sẽ đạt "đỉnh" vào tháng 2/2023, chậm hơn so với mốc tháng 12/2022 dự báo ban đầu.

Đồng euro tăng 0,2% so với đồng USD lên 1,0213 USD/EUR trong phiên vừa qua. Tính chung cả tháng 7, USD giảm so với EUR, với mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2020.

Đồng bảng Anh phiên cuối cùng của tháng 7 hầu như không thay đổi so với tỷ giá ở phiên liền trước, khi dữ liệu về lạm phát của Mỹ thúc đẩy nhu cầu tăng đối với USD, ở mức 1,2163 USD, trước đó có lúc giảm 0,9%.

Đồng đô la Canada giảm giá so với đồng USD trong phiên thứ Sáu, nhưng tính chung cả tuần tăng tuần thứ 2 liên tiếp khi thị trường chứng khoán tăng và dữ liệu sơ bộ cho thấy nền kinh tế Canada tăng trưởng với tốc độ vượt mức dự báo của Ngân hàng Trung ương nước này.

Đô la Canada giảm 0,1% so với USD trong phiên cuối tháng, xuống 1,2820 CAD, tương đương 78 US cent, sau khi có lúc chạm mức cao nhất trong ngày kể từ ngày 13 tháng 6, là 1,2790. Tính chung cả tuần, CAD tăng 0,7%, và tháng 7 tăng 0,4%.

Đô la Australia và đô la New Zealand tăng tuần thứ 2 liên tiếp, khi tăng 0,12$ trong phiên thứ Sáu, lên 0,7001 AUD, tính chung cả tuần tăng 1,1%, nhiều nhát trong 6 tuần.

USD lao dốc, vàng và Bitcoin lên ngôi sau những dữ liệu hỗn độn từ Mỹ - Ảnh 1.

Tỷ giá các tiền tệ chủ chốt.

Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng tăng giá so với USD trong phiên thứ Sáu, sau dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ thu hẹp trong quý thứ hai liên tiếp, làm giảm kỳ vọng về việc Fed sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ.

Trên thị trường giao ngay, nhân dân tệ cuối phiên 29/7 tăng 55 pip lên 6,7411 CNY/USD.

Giá bitcoin tuần qua biến động khá mạnh, có lúc xuống gần 20.000 USD, nhưng kết thúc tuần bật lên khoảng 24.000 USD, có lúc vượt 24.000 USD.

USD lao dốc, vàng và Bitcoin lên ngôi sau những dữ liệu hỗn độn từ Mỹ - Ảnh 2.

Giá bitcoin tuần 25-29/7

Giá vàng bật tăng lên mức cao nhất trong vòng nhiều tuần do sức hấp dẫn của một nơi trú ẩn an toàn giữa lúc USD lao dốc.

Giá vàng giao ngay kết thúc tuần tăng 0,6% lên 1.765,76 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,7% lên 1.781,80 USD.

Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, cho biết sự đảo chiều của đồng đô đang đẩy giá kim loại tăng thêm một lần nữa.

Tuy nhiên, tính chung tháng 7, giá vàng vẫn giảm tháng thứ 4 liên tiếp do lộ trình tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed.

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

https://cafef.vn/usd-lao-doc-vang-len-ngoi-sau-nhung-du-lieu-hon-don-tu-my-20220730124250262.chn

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên