USD tăng tiếp, Euro giảm mạnh, Bitcoin mất mốc 20.000 USD
Đồng USD tiếp tục tăng trong phiên 29/6, trong khi euro tiếp tục giảm bất chấp việc cả hai ngân hàng trung ương đều đang trong cuộc chiến chống lạm phát.
- 29-06-2022Thị trường tiền tệ toàn cầu biến động mạnh sau quyết định của FED, Việt Nam đã "xoay xở" như thế nào?
- 29-06-2022USD hồi phục, rúp Nga và nhân dân tệ tăng mạnh, trong khi euro và Bitcoin cùng trượt giá
Euro giảm mạnh đầu phiên 29/6, sau đó hồi phục chút ít sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, nói rằng kỷ nguyên lạm phát cực thấp trước đại dịch khó có thể quay trở lại.
Phát biểu tại một hội thảo trong khuôn khổ Diễn đàn ECB ở Sintra, Bồ Đào Nha, cùng với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Jerome Powell) và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Andrew Bailey, bà Lagarde nói thêm rằng các ngân hàng trung ương cần điều chỉnh bám sát dự đoán rằng giá cả sẽ tăng đáng kể.
Đồng euro lúc kết thúc ngày 29/6 theo giờ Việt Nam giảm 0,41% so với phiên liền trước, xuống 1,0475 USD, trong phiên có lúc giá xuống chỉ 1,0486 USD, sau khi dữ liệu cho thấy giá cả trong tháng 6 ở bang North Rhine – Westphalia (NRW) của Đức đã giảm 0,1% so với tháng 5. Sở dĩ EUR hồi phục nhẹ là do dữ liệu cho thấy lạm phát của Tây Ban Nha vẫn ở mức cao.
ECB dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 tới, là lần tăng đầu tiên trong vòng một thập kỷ, sau các đồng nghiệp trên toàn cầu cố gắng hạ nhiệt lạm phát đang tăng cao.
Chỉ số Dollar index (DXY) – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc ngày 29/6 theo giờ Việt Nam tăng 0,412% lên 104,880, trong bối cảnh các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong tài sản của Mỹ khi chứng khoán giảm trên toàn cầu do nguy cơ suy thoái gia tăng. Tuy nhiên, chỉ số DXY vẫn ở dưới mức cao nhất trong hai thập kỷ là 105,79 đã đạt được hai tuần trước.
Đồng USD đã tăng trở lại, sau một giai đoạn ngắn giảm giá, do những lời bình luận từ ông Powell trong phiên thảo luận hôm thứ Tư (29/6) rằng trong khi Fed tăng lãi suất có nguy cơ sẽ làm nền kinh tế chậm lại quá nhiều, rủi ro lớn hơn là lạm phát dai dẳng bắt đầu khiến người dân lo sợ gía cả sẽ còn tăng thêm nữa.
Đồng franc Thụy Sĩ hôm đã tăng lên mức cao nhất so với đồng euro trong vòng bốn tháng do lo ngại suy thoái gia tăng trong khu vực đồng euro khiến các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn như đồng tiền Thụy Sĩ.
Đồng franc Thụy Sĩ phiên vừa qua có lúc tăng vọt lên 1,0013 CHF/EUR, mức cao nhất kể từ tháng 3/2022. Kết thúc ngày 29/6 theo giờ Việt Nam, CHF vẫn 0,81% so với phiên liền trước, lên mức 1.0008 CHF.
Dự báo rằng khu vực đồng euro có thể sẽ rơi vào suy thoái trong bối cảnh các vấn đề an ninh năng lượng gây ra bởi cuộc chiến ở Ukraine đã thôi thúc các nhà đầu tư mua đồng franc Thụy Sĩ.
Jane Foley, người đứng đầu mảng chiến lược tiền tệ của Rabobank, trụ sở ở London, cho biết: "Thụy Sĩ ít tiếp xúc hơn với nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga và đó là lý do khiến dòng chảy tiền từ các tài sản rủi ro chuyển hướng tới những tài sản trú ẩn an toàn, trong bối cảnh thị trường lo ngại về triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng euro.
Tuần trước, lượng tiền mặt do Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ nắm giữ qua đêm đã giảm xuống mức lớn nhất trong hơn một thập kỷ, một dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương này đã kết thúc chiến dịch mua ngoại hối của nhằm làm suy yếu đồng franc Thụy Sĩ.
Trong khi đó, đồng bảng Anh tiếp tục giảm so với USD, lúc kết thúc ngày 29/6 theo giờ Việt Nam giảm 0,57% xuống 1,21140 USD. Trong phiên, có lúc GBP chạm mức thấp nhất trong vòng 6 tháng do những lời bình luận ôn hòa của một nhà hoạch định chính sách Anh.
Tỷ giá các đồng tiền chủ chốt.
Rúp Nga có lúc lên gần 50 RUB/USD lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2015 trong một ngày giao dịch đầy biến động khiến Bộ trưởng Tài chính Nga phải thông báo có thể áp dụng các biện pháp can thiệp để giảm bớt áp lực tăng giá đối với đồng tiền này. Kết thúc phiên 29/6, rúp giảm 0,4% xuống 52 RUB/USD, trong phiên có chạm 50,01 RUB.
Ở châu Á, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá so với đồng bạc xanh do quyết định của Bắc Kinh giảm bớt các yêu cầu kiểm dịch đối với du khách, mang lại kỳ vọng lớn hơn về khả năng kinh tế sẽ hồi phục mạnh mẽ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngày 29/6 ấn định tỷ giá CNY ở mức 6,7035 CNY/USD. Trên thị trường giao ngay, CNY tăng 58 pip về cuối phiên, lên 6,7022 CNY.
Trung Quốc hôm thứ Ba (28/6) đã cắt giảm một nửa thời gian cách ly đối với khách du lịch trong nước, động thái cho thấy sự nói lỏng các chính sách chống Covid nghiêm ngặt nhất thế giới.
Trong nước, tỷ giá USD tiếp tục giảm. Ngày 29/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 23.099 VND/USD (tăng 7 đồng so với phiên liền trước). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.250 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Tại các ngân hàng, Vietcombank và VPBank cùng tăng 10 cho USD đồng ở cả hai chiều mua bán. Đáng kể hơn có Saigonbank tăng 12 đồng lên giá mua USD. Agribank giảm 15 đồng giá mua và giảm 25 đồng so với phiên liền trước.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin phiên vừa qua nhiều lần mất mốc 20.000 USD, lúc kết thúc ngày 29/6 theo giờ Việt Nam ở mức 19.943.
Giá Bitcoin trong 24 giờ qua.
Giá vàng tiếp tục mắc kẹt giữa những khó khăn từ việc lãi suất tăng mạnh và sự hỗ trợ từ nhu cầu trú ẩn an toàn trong môi trường nguy cơ suy thoái đang ngày càng tăng.
Kết thúc ngày 29/6 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.816,19 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8 tăng mạnh, 0,7%, do ước tính kinh tế Mỹ suy giảm trong quý đầu tiên của năm.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk