Mùng 4 Tết: USD tăng trở lại, yen Nhật, bảng Anh và vàng đồng loạt giảm giá
Đồng USD tăng trở lại sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ tháng 1 giảm tháng thứ 7 liên tiếp, song xuất hiện dấu hiệu cho thấy suy thoái đang chậm lại.
- 24-01-2023Euro tăng do đặt cược ECB sẽ tăng mạnh lãi suất, yen và vàng giảm, bảng Anh lên cao nhất 7 tháng
- 24-01-2023Nhiều người dự định ra Tết có tiền nhàn rỗi sẽ gửi tiết kiệm ngân hàng
Trong khi hoạt động kinh doanh của Mỹ sụt giảm trong tháng 1 thì suy thoái lần đầu tiên kể từ tháng 9 được điều chỉnh trên cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, và niềm tin kinh doanh được củng cố khi năm mới bắt đầu.
Juan Perez, giám đốc phụ trách giao dịch của Monex USA ở Washington, cho biết: "Có vẻ như một phần dữ liệu khác cho thấy những gì Fed đã thông báo: nền kinh tế đủ kiên cường để thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất hơn nữa".
Quỹ Fed fund futures hiện xác định Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 2 làn nữa trong quý I và II/2023, lên mức cao nhất khoảng 5% vào tháng 6, trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm. Về phía mình, bản thân Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khẳng định rằng họ vẫn có kế hoạch tăng 75 điểm cơ bản.
"Rõ ràng khi nhìn vào PMI ta thấy Fed đã ngăn chặn đà tăng trưởng, nhưng nền kinh tế không bị ảnh hưởng quá mức như nhiều người nghĩ," ông Perez nói.
Đồng USD tăng trở lại so với đồng euro, nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất trong 9 tháng so với đồng tiền chung – đã chạm tới trong phiên trước đó.
Lúc kết thúc ngày 24/1 theo giờ Việt Nam, đồng euro giảm 0,17% xuống 1,0852 USD/EUR, chỉ thấp hơn chút ít so với mức cao nhất trong 9 tháng, là 1,0927 USD chạm tới vào thứ Hai (23/1).
Các nhà phân tích cho biết bản thân đồng euro đã được hỗ trợ trong suốt phiên, sau khi dữ liệu của khu vực đồng euro vào thứ Ba củng cố quan điểm rằng nền kinh tế Châu Âu đang vượt qua một mùa đông ấm áp – gây áp lực lên giá cả giá cả một cách nghiêm trọng nhưng hợp lý.
Các cuộc khảo sát cho thấy hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro đã bất ngờ hồi phục trở lại và đạt mức tăng trưởng khiêm tốn trong tháng 1, đồng thời hoạt động của ngành dịch vụ ở Đức đã mở rộng lần đầu tiên kể từ tháng 6, mặc dù áp lực về giá vẫn còn cao.
Một nền kinh tế mạnh lên có khả năng cho phép Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất mạnh mẽ hơn nữa nhằm giải quyết vấn đề lạm phát.
Chiến lược gia thị trường Michael Brown của TraderX cho biết: "Có lẽ có đủ lý do để củng cố quan điểm ECB sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản".
Dữ liệu hoạt động kinh doanh của Mỹ đã giúp nâng đồng đô la lên mức cao nhất trong gần 1 tuần so với đồng yen. Đồng tiền của Mỹ kết thúc phiên 24/1 tăng 0,03% lên 130,7 yen Nhật.
Tuần trước, đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5, là 127,215 JPY, trước khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiến hành kỳ họp trong tháng 1, tại đó các nhà đầu tư đặt cược rằng ngân hàng trung ương này có thể báo hiệu việc kết thúc chương trình kích thích kinh tế. Tuy nhiên, BOJ đã giữ nguyên chính sách, giúp đồng USD ngừng giảm.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 24/1 theo giờ Việt Nam giảm 0,12% xuống 102,0063.
Bảng Anh là một trong những đồng tiền chính có hiệu suất so với đồng đô la kém nhất trong số các loại tiền tệ chủ chốt trong phiên 24/1, giảm 0,71% xuống còn 1,2288 USD, sau khi kết quả một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động kinh tế khu vực tư nhân của Anh trong tháng Giêng giảm với tốc độ nhanh nhất trong hai năm - cho thấy hoạt động kinh tế tiếp tục suy yếu vào tháng 1, và nước Anh có thể rơi vào suy thoái vào năm 2023.
Hôm thứ Hai (23/1), bảng Anh đạt mức cao nhất trong vòng 7 tháng, là 1,24475 USD.
Simon Harvey, người phụ trách bộ phận phân tích ngoại hối của Monex Europe, cho biết: "Trong tương lai, chúng tôi cho rằng đồng bảng Anh sẽ bắt đầu hoạt động kém hiệu quả hơn so với các đồng tiền châu Âu lân cận khi dữ liệu kinh tế cho thấy sự khác biệt về tăng trưởng ngày càng lớn".
Hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân ở Anh đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hai năm vào tháng 1. Các doanh nghiệp đổ lỗi cho lãi suất Ngân hàng Anh tăng nhanh, đình công và nhu cầu tiêu dùng yếu.
Simon Harvey, trưởng bộ phận phân tích ngoại hối của Monex Europe, cho biết: "Trong kịch bản tốt nhất, nền kinh tế Anh sẽ đình trệ trong năm nay. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy suy thoái tại một số thời điểm". "Khi chúng ta bắt đầu dần dần nhận thấy thực tế của nền kinh tế Anh, điều đó có thể sẽ dẫn đến việc đồng bảng Anh hoạt động kém hiệu quả trong những tháng tới".
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin duy trì ở mức cao, 22.878 USD vào lúc kết thúc ngày 24/1 theo giờ Việt Nam, sau khi tăng khoảng 1/3 giá trị kể từ đầu tháng 1, khi các nhà đầu tư rũ bỏ tâm lý bi quan sau cú sốc sụp đổ sàn giao dịch tiền điện tử FTX.
Diễn biến giá Bitcoin trong ngày 24/1.
Giá vàng biến động rất mạnh, có lúc đạt mức cao nhất 9 tháng, nhưng sau đó quay đầu giảm do đồng đô la tăng nhẹ và lợi suất trái phiếu Mỹ cũng tăng, mặc dù hy vọng Fed sẽ tăng lãi suất chậm lại.
Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 24/1 theo giờ Việt Nam giảm 0,2% xuống 1.927,35 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 4 /2022. Tuy nhiên, giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2 vẫn tăng 0,3% lên 1.922,30 USD.
Chỉ số Dollar index tăng so với các đồng tiền đối tác, khiến cho vàng thỏi được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với nhiều người mua, trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong gần một tuần.
Một cuộc khảo sát từ S&P Global cho thấy áp lực giá cả lần đầu kể từ mùa xuân năm ngoái tiên tăng cao lên nữa, cho thấy lạm phát còn lâu mới được kiểm soát, bất chấp các biện pháp tích cực để kiềm chế lạm phát của Fed.
Ryan McKay, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, cho biết: "Tôi nghĩ rằng giá vàng vẫn đang giữ khá vững chắc do kỳ vọng của thị trường đang hướng nhiều hơn đến việc Fed có thể tạm dừng hoặc chuyển sang chính sách ôn hòa hơn".
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk
Nhịp sống thị trường