Ủy ban Chứng khoán Mỹ thắt chặt quy định với SPAC, nhiều ông trùm tài phiệt châu Á gặp khó trên đường tới phố Wall?
Các tỷ phú châu Á mới chỉ bắt đầu tham gia vào SPAC để tìm cơ hội niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ nhưng bây giờ, sự bùng nổ đang giảm dần.
- 17-04-2021Niêm yết sàn ngoại: SPAC có gì khác?
- 25-03-2021"Giải mã" SPAC: Xu hướng đang nóng ở Phố Wall
- 20-03-2021Đầu tư vào xe điện, tỷ phú Nga thu về lợi suất 3.000% nhờ kênh đầu tư thời thượng SPAC
- 14-03-2021Thêm Grab muốn niêm yết tại Mỹ thông qua SPAC, vì đâu mô hình này đột nhiên thành kênh đầu tư thời thượng?
- 09-03-2021Bên trong SPAC - cỗ máy in tiền lớn nhất nhưng cũng là quả bong bóng khổng lồ đang bao trùm phố Wall
Sau một đợt niêm yết điên cuồng, 326 công ty SPAC (công ty rỗng được mua lại với mục đích đặc biệt) đã huy động được hơn 101 tỷ USD chỉ trong những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, lĩnh vực đang bùng nổ này đang dần hạ nhiệt sau khi Ủy ban Chứng khoán Mỹ thay đổi các quy định. Diễn biến mới ngay lập tức ảnh hưởng đến các công ty đầu tư và các nhà tài phiệt châu Á đang tìm cách chào sàn ở Mỹ thông qua các SPAC.
Gateway Strategic Acquisition Co., được hỗ trợ bởi công ty mua lại Gaw Capital Advisors Ltd., Artisan Acquisition Corp., được hỗ trợ bởi New World Development Co., Adrian Cheng và Hony Capital Acquisition Corp. là một số SPAC châu Á đang chờ đợi để niêm yết ở Mỹ. Tất cả họ đều đã nộp đơn 2 tuần trước, đồng nghĩa với việc có thể phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Tuy nhiên, họ vẫn đang đợi cho đến khi tâm lý thị trường được cải thiện.
Các SPAC châu Á đã làm được nhiều hơn cả năm 2020 chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021.
Trong tuần này, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã gây chấn động cho SPAC bằng cách đưa ra hướng dẫn mới với chứng quyền, vốn được phát hành cho các nhà đầu tư ban đầu trong các giao dịch của SPAC. Giờ đây, những chứng quyền này không được coi là công cụ vốn chủ sở hữu mà thay vào đó có thể là nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Điều đó làm dấy lên nguy cơ làm gián đoạn hồ sơ của các công ty vỏ bọc, cản trở các doanh nghiệp muốn lên sàn thông qua SPAC.
Ở SPAC, các nhà đầu tư sớm thường mua các nhóm, bao gồm một phần cổ phiếu phổ thông và một phần chứng quyền để mua thêm cổ phiếu 1 ngày sau đó. Chúng được coi là phần thưởng cho những người ủng hộ và cho đến nay, nó vẫn được coi là công cụ vốn chủ sở hữu. Các nhóm tài trợ, những người quản lý một SPAC, cũng thường lấy chứng quyền có đảm bảo như phần thưởng trong việc tìm kiếm các thỏa thuận bên cạnh vốn sáng lập của họ sẵn có.
Biểu đồ cho thấy Chỉ số SPAC đã hạ nhiệt so với đỉnh hồi tháng 2.
Bloomberg mô tả, quy định mới giống như chiếc cờ lê mà SEC ném vào cỗ máy đang chạy SPAC. Động thái này có nguy cơ làm gián đoạn hồ sơ của các công ty SPAC, khiến việc chào sàn chứng khoán ở Mỹ không còn thuận lợi.
Quy định này cũng đánh dấu nỗ lực mới nhất của SEC nhằm kiềm chế thị trường SPAC. Trong nhiều tháng qua, cơ quan quản lý đã cảnh báo "các nhà đầu tư không được thông báo đầy đủ về những rủi ro liên quan đến các công ty vỏ bọc".
Hiện tại, không thể xác định rõ bao nhiêu công ty SPAC bị ảnh hưởng bởi quy định mới này. Tuy nhiên, Chỉ số SPAC đã giảm mạnh kể từ trung tuần tháng 2, thời điểm được coi là không tốt với các doanh nhân châu Á. Ngoài những dự án đang chờ ra mắt, những ông trùm hàng đầu khu vực cũng để ý đến SPAC có thể sẽ phải tính toán lại các kế hoạch của mình. Quy định mới khiến các bên mất nhiều thời gian hơn khi phải đánh giá lại tất cả các mặt và giải quyết những yêu cầu có thể có từ SEC.
Tham khảo: Bloomberg