Vai trò chiến lược
Có nhiều định nghĩa về cổ đông (CĐ) chiến lược (CL), nhưng nhìn chung đó là những CĐ có năng lực tài chính (thường là các tổ chức), đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp (DN), đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao năng lực quản trị, công nghệ… Lâu nay, không ít quỹ khi đầu tư vào DN cũng công bố vai trò là CĐCL, nhưng thực tế lại là chuyện khác.
- 21-04-2016ĐHCĐ PGI: Đã có 2 công ty bảo hiểm ngoại đặt vấn đề làm cổ đông chiến lược
- 30-03-2016ĐHCĐ Petrolimex: Chào bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược giá không thấp hơn 38.000 đồng/cp
- 24-03-2016Kịch tính cuộc đua trở thành cổ đông chiến lược của Vissan: Masan đã thắng
- 03-03-2016Nguyễn Kim, Trần Anh rất dễ bị thâu tóm bởi chính các cổ đông chiến lược của mình
Năng lực đến đâu?
Đầu năm nay, quỹ S. công bố một khoản đầu tư lớn vào một hệ thống phân phối dược phẩm có tiếng và trở thành CĐCL của DN, Tổng giám đốc quỹ cũng tham gia vào HĐQT của DN. Nhưng điều đáng nói quỹ này vốn chỉ có thế mạnh trong lĩnh vực bất động sản, còn khả năng đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến y tế, dược phẩm… cần phải có thời gian xem xét.
Định nghĩa một cách thoáng, CĐCL là CĐ có thể tác động trực tiếp đến CL của DN. Trong CL của DN cần đến công nghệ, nhân lực và cả nguồn vốn để triển khai. Như vậy, một quỹ đầu tư nếu rót vào DN số tiền đủ lớn để thay đổi CL hoàn toàn có thể gọi đó là CĐCL. Hơn nữa, đã là CL quỹ phải gắn bó với DN trong thời gian dài, và trong khoảng thời gian này phải có những hoạt động chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau.
Lượng vốn và tài sản của quỹ đang quản lý cũng không thuộc top đầu trên thị trường. Nhìn nhận theo cách này, vai trò chiến lược của S. trong thương vụ cần phải xem lại, bởi phân phối và dược là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc mới có thể phát triển. Đến đây, lại có ý kiến cho rằng nếu S. “chưa đủ tuổi” để làm CĐCL, liệu có được DN lựa chọn hợp tác hay không, bởi đây là một thương hiệu nhà thuốc lớn và việc tìm kiếm đối tác không phải quá khó.
Những trường hợp tương tự trong thực tế rất nhiều, nghĩa là quỹ không đóng góp gì khác ngoài nguồn tài chính, việc điều hành DN thuộc về đội ngũ lãnh đạo của DN. Tổng giám đốc một DN niêm yết lớn kể lại, khi các quỹ hỏi ngoài vốn ra DN còn cần gì, DN trả lời “chỉ cần vốn”. Thực tế, DN này vẫn hoạt động tương đối hiệu quả, các quỹ tham gia làm CĐCL, thậm chí có chân trong HĐQT đều cảm thấy hài lòng. Dù việc làm CĐCL chỉ để đẹp đội hình, vẫn có không ít tác dụng. Chẳng hạn, như trường hợp DN vừa nêu, NĐT bên ngoài dù biết mọi vấn đề quan trọng do lãnh đạo DN quyết, nhưng cũng đánh giá cao khả năng làm hài lòng cổ đông của DN. Tức nếu một NĐT nào đó có ý định tham gia và làm CĐ lớn, hoặc sau này là CĐCL, mức độ tin tưởng vào DN cũng được đẩy lên cao hơn.
Muốn hay không?
Đến đây, cần đặt vấn đề ngoài nguồn vốn, các quỹ còn lợi thế nào khác để trở thành CĐCL? Không thể phủ nhận mức độ am hiểu ngành của nhiều quỹ, nhưng hiểu đến đâu và liệu có bằng DN hay không lại là chuyện khác. Trong trường hợp quỹ chỉ nắm vấn đề một cách hời hợt, làm sao có thể nói chuyện CL với DN, và nếu chỉ bỏ số tiền lớn có lẽ nên đơn thuần gọi là đầu tư tài chính.
Thực tế, những công ty quản lý quỹ (CTQLQ) như VinaCapital hay Dragon Capital, với lượng tài sản khổng lồ cùng danh mục đầu tư đồ sộ, cơ sở để hỗ trợ DN rất nhiều. Chẳng hạn, CTQLQ có thể đứng ra kết nối các DN mình đang đầu tư (hoặc có ảnh hưởng) với nhau. Chưa kể, với kinh nghiệm đầu tư quỹ cũng có mức độ am hiểu nhất định và đóng vai trò phản biện với các CL, hoạt động của DN. Như vậy, vai trò CL của quỹ sẽ nằm ở việc “có muốn làm hay không”, thay vì “có khả năng làm được hay không”.
Ảnh minh họa: L.THANH
3 năm qua, nhiều quỹ có mức độ tăng trưởng tốt nhất tại thị trường Việt Nam chỉ có quy mô vừa phải trong khoảng vài chục triệu USD. Nhìn vào giao dịch của các quỹ này sẽ thấy hoạt động mua vào, bán ra thực hiện ngay trên sàn, mua vài triệu CP, có lúc chỉ vài trăm ngàn CP và ít khi vượt quá tỷ lệ 5% của DN để trở thành CĐ lớn. Khi chỉ đơn thuần đầu tư, hay thậm chí lướt sóng, các quỹ này có thể vào-ra, mua-bán rất nhanh, sự thực dụng, hiệu quả được đẩy lên mức cao nhất.
Trong khi đó, trở thành CĐCL đương nhiên sẽ phải chịu nhiều sự ràng buộc thời gian nắm giữ, tỷ lệ sở hữu, rồi cả việc công bố thông tin, những điều này đôi khi là gánh nặng. Thực tế, dù là CĐCL hay đầu tư theo cách nào khác mục tiêu hướng đến cũng là lợi nhuận. Tất nhiên, làm CĐCL đúng nghĩa sẽ giúp quỹ có nhiều sự chủ động, lựa chọn hơn.
Chẳng hạn, trở thành thành viên HĐQT, các quỹ có thể theo sát các CL, hoạt động của DN. Và ở trạng thái lý tưởng, thường sau khi DN có CĐCL sẽ đạt được những bước nhảy vọt trong hoạt động (có thể trong thời gian dài). Nghĩa là giá mua vào của CĐCL thường ở mức tốt nhất và đến khi thoái vốn có thể đạt suất sinh lời ở mức rất cao. Đầu tư tài chính đơn thuần cũng có thể đạt được điều này nhưng sẽ có nhiều thách thức, rủi ro.
Một trong những nguyên nhân tạo gánh nặng của CĐCL chính là việc quỹ có khi vào thế phải trở thành CĐCL. Thí dụ, một quỹ lớn đầu tư vào một DN với tỷ lệ 10-15% chẳng lẽ lại chỉ công bố là đầu tư đơn thuần. Điều này vừa “mất mặt” quỹ với DN và cả đồng nghiệp, vừa khiến NĐT bỏ tiền vào quỹ đặt câu hỏi… Vì vậy, lý do CL phải được đưa ra trong thương vụ, nhưng thực tế lại khác.
Vậy mới có tin đồn DN cũng “biết ý” mới đề xuất phương án quỹ đầu tư CL, nhưng nếu muốn bán CP trước thời hạn cam kết có thể cho mượn CP để bán. Cũng có chuyện dù công bố là đầu tư CL, mua DN vì giá trị, nhưng thực tế quỹ lại mua CP không khác gì… đội lái, nghĩa là mua, đẩy giá, rồi xả hàng… Cũng có trường hợp quỹ công bố làm CĐCL cho DN nhưng sau một thời gian DN gặp khó khăn, thay vì tiếp tục kề vai sát cánh với lãnh đạo DN quỹ lại tìm cách rút. Còn có tin đồn dựa vào vị thế của cổ đông CL, quỹ cũng đưa ra những đề xuất mang tính thị trường như chia thưởng CP, chia cổ tức bằng CP để giúp CP biến động tích cực hơn.
Sài Gòn đầu tư