Vai trò của tiếng Anh đang sắp bị thay thế nhưng không phải bằng tiếng Trung hay Nga
Chuyên gia Ostler nhận định vai trò của Tiếng Anh sẽ suy giảm dần trong tương lai nhưng không phải bị thay thế bởi một thứ tiếng khác như tiếng Trung hay ngôn ngữ nào đó.
- 20-09-2016Thế giới Di động lên tiếng chuyện kinh doanh rau củ quả “phản đòn” BiG C
- 10-09-2016Bé gái H'Mông giỏi tiếng Anh đổi đời sau 16 năm
- 31-08-2016Tạp chí danh tiếng Forbes hết lời ca ngợi ứng dụng học tiếng Anh của cô gái người Việt
- 04-08-2016Thì ra đây là cách dạy con học tiếng anh cực nhanh, nói cực chuẩn
Tiếng Anh hiện nay đang là thứ ngôn ngữ phổ biến nhất trong lịch sử thế giới khi được sử dụng tại tất cả các lục địa, quốc gia. Trẻ em tại các trường học phải học thứ ngôn ngữ này như thứ tiếng thứ 2, trong khi hàng loạt những mảng khoa học, kinh tế, văn hóa đều cần sử dụng tiếng Anh.
Với xu thế đó, nhiều chuyên gia cho rằng tiếng Anh sẽ tiếp tục phát triển mà không dừng lại, nhưng một số chuyên gia như Nicolas Ostler lại cho rằng có thể vai trò của tiếng Anh sẽ phai nhạt dần trong tương lại khi chịu ảnh hưởng bởi công nghệ.
Khi nhiều người nói một thứ tiếng thì người ta càng có động lực để học loại ngôn ngữ này, qua đó ngày càng nhân rộng sự phổ biến của thứ tiếng đó. Đến một trình độ nào đó, loại ngôn ngữ này sẽ trở thành “Lingua Franca”- theo tiếng Italia nghĩa là thứ tiếng mà 2 người không có chung ngôn ngữ mẹ đẻ có thể sử dụng để giao tiếp.
Những Lingua Franca đã từng xuất hiện trong lịch sử như tiếng Latin, Hán, Ả Rập, Anh... đều đã hoặc đang là những ngôn ngữ rất phổ biến trên thế giới.
Theo chuyên gia Ostler, những cuộc xâm lăng, giao dịch thương mại và truyền bá tôn giáo là những yếu tố chính cho sự phát triển của Lingua Franca.
Đối với tiếng Anh, chuyên gia Ostler cho rằng một trong những nguyên nhân chính đe dọa đến sự trường tồn của thứ ngôn ngữ này là không được dùng làm tiếng mẹ đẻ. Trong số hơn 1 tỷ người sử dụng tiếng Anh, chỉ có hơn 330 triệu người dùng loại ngôn ngữ này như tiếng mẹ đẻ. Tồi tệ hơn, số người sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ không tăng trưởng nhiều.
Nói cách khác, tương lai của tiếng Anh phụ thuộc hoàn toàn vào những nước không dùng ngôn ngữ này là tiếng mẹ đẻ. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là họ sẽ còn tiếp tục học tiếng Anh trong tương lai?
Trong thời đại ngày nay, rất hiếm khi có quốc gia nào xác định một thứ ngoại ngữ trở thành tiếng mẹ đẻ thay cho thứ tiếng gốc. Một số thuộc địa của đế quốc Anh có đưa ngôn ngữ này trở thành thứ tiếng chính thức của quốc gia, nhưng là đi kèm với một số ngôn ngữ truyền thống khác.
Trong khi đó, nhiều nước thuộc địa cũ của Anh từ chối để ngôn ngữ này trở thành thứ tiếng chính thức như Sri Lanka hay Tanzania.
Vào năm 1990, thậm chí chính phủ Hà Lan đã xem xét nhưng không thông qua đề nghị chỉ dạy tiếng Anh trong trường đại học.
Chuyên gia Ostler nhận định vai trò của Tiếng Anh sẽ suy giảm dần trong tương lai nhưng không phải bị thay thế bởi một thứ tiếng khác như tiếng Trung hay ngôn ngữ nào đó. Hiện chưa có thứ tiếng nào đủ sức để thay thế tiếng Anh và với tình hình địa chính trị hiện nay, có lẽ Châu Phi là lục địa duy nhất có khả năng bị ảnh hưởng bởi một loại ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.
Theo ông Ostler, chính công nghệ sẽ khiến tiếng Anh trở nên mờ nhạt hơn. Minh chứng rõ ràng nhất là những công nghệ dịch, nhận dạng ngôn ngữ ngày nay vô cùng phát triển và đa dạng. Với sự bùng nổ của công nghệ tỏng tương lai, khả năng nhận dạng ngôn ngữ cũng như dịch của máy tính thậm chí có thể còn phát triển hơn nữa trong 50 năm tới.
Trí thức trẻ/CafeBiz