Vận chuyển 1/5 số container toàn cầu, doanh nghiệp 120 năm tuổi đang liên tiếp gặp “vận hạn”: Liệu gã khổng lồ có thể vượt bão ngoạn mục?
“Gã khổng lồ” vận tải biển hàng đầu thế giới đang phải đối mặt với khả năng gián đoạn hoạt động từ các cuộc xung đột đang diễn ra cũng như có kế hoạch “chuyển mình” cho sự phát triển bền vững.
Khó khăn bủa vây
Mỗi năm, khoảng 90% thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng tàu biển. Trong khi các mặt hàng như dầu và ngũ cốc chiếm 40% lượng hàng hóa đó thì các thùng lớn chứa đầy các thiết bị, điện thoại thông minh và ghế dài chiếm phần còn lại.
Maersk, gã khổng lồ vận tải biển lớn thứ hai thế giới tính theo sức chứa sau MSC đã vận chuyển khoảng 1/5 số container đó. Ngoài 672 tàu, công ty đến từ Đan Mạch còn điều hành một trong những doanh nghiệp kinh doanh bến cảng lớn nhất thế giới với 64 bến cảng.
Maersk ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục 29,3 tỷ USD vào năm 2022. Giá cổ phiếu của công ty vào thời điểm đó tăng vọt. Và công ty cũng đang trong quá trình xây dựng một tàu sân bay mới.
Ngày nay, giống như các đối thủ của mình, Maersk phải đối mặt với một loạt thách thức, bao gồm những căng thẳng leo thang gần đây ở Biển Đỏ, hạn hán ở Kênh đào Panama, cũng như nỗi lo về mức thuế cao hơn liên quan đến khả năng ông Trump trở thành tổng thống Mỹ.
Có thể ở giai đoạn tiếp theo, ngành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Để bù đắp một số rủi ro, Maersk đang tăng cường hoạt động kinh doanh hậu cần từ đầu đến cuối, đầu tư vào giao hàng chặng cuối và vận tải hàng không. Họ cũng đang mua máy bay, nhà kho, xây dựng các nhà ga cũng như thâu tóm một số công ty vận tải đường bộ.
Vận tải đường biển là một ngành kinh doanh nhiều biến động. Maersk hôm 5/1 cũng đã phải cùng một số các hãng vận tải biển lớn khác định tuyến lại các tàu rời khỏi Biển Đỏ để tránh những cuộc xung đột trong khu vực.
Trong khi các tàu chở dầu và nhiên liệu cung cấp cho châu Âu tiếp tục đi qua Kênh đào Suez thì hầu hết các tàu container đang định tuyến lại chuyên chở hàng hóa qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi.
Những chuyến đi dài hơn đòi hỏi nhiều tàu hơn, nhiều container hơn và nhiều nhiên liệu hơn. Nó cũng có nghĩa giá cước vận tải sẽ cao hơn cho các hãng vận tải biển. Được biết, giá cước vận chuyển đã tăng gấp bốn lần so với mức cách đây vài tháng.
Hồi đầu năm, một ước tính đã cho thấy chi phí nhiên liệu của các chủ tàu đã tăng lên tới 2 triệu USD cho mỗi chuyến khứ hồi khi chuyển hướng sang Kênh đào Suez.
Hơn thế nữa, con tàu Dali do Maersk thuê để chở hàng hóa vừa đâm vào cầu Francis Scott Key ở Baltimore, Mỹ.
Gã khổng lồ vận tải biển Maersk
Maersk bắt đầu hoạt động ở Đan Mạch vào năm 1904, khi hai cha con Arnold Peter Moller và Peter Maersk Moller mua hai con tàu. Các hợp đồng béo bở trong Thế chiến thứ nhất đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. Được biết, họ đã đóng tàu từ năm 1918 đến năm 2009.
Sau Thế chiến thứ hai, Maersk chủ yếu vận chuyển dầu thô, nhưng cuộc cách mạng về vận tải container mới là bước ngoặt đối vớ họ.
Maersk khai trương tuyến container đầu tiên vào năm 1975. Đến đầu những năm 1990, đây là hãng tàu chở container lớn nhất thế giới, danh hiệu mà hãng đã giữ trong hơn hai thập kỷ.
Từ năm 1980 đến năm 2017, việc sử dụng vận tải container đã tăng vọt trên toàn thế giới từ 102 triệu tấn lên khoảng 1,8 tỷ tấn.
Vào năm 2023, chỉ riêng các container nhập cảnh vào Mỹ đã chở hàng hóa trị giá hơn một nghìn tỷ USD. Và nếu liên kết với dân số nước Mỹ, con số trung bình là 3.000 USD mỗi người.
Kích thước trung bình của tàu container đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2000, với những tàu lớn nhất hiện nay chở khoảng 24.000 TEU.
Maersk chứng kiến sản lượng của mình chỉ tăng 3,6% trong năm 2020 và 2021, đồng thời doanh thu của hãng tăng 56% trong cùng thời gian đó, lên 61 tỷ USD.
Trong năm 2022, theo báo cáo, Maersk đã chi 5,9 tỷ USD cho ba thương vụ mua lại quan trọng nhằm phát triển hoạt động của mình. Ví dụ, hãng đã mua lại LF Logistics để mở rộng thị trường ở châu Á.
Maersk có doanh thu năm 2023 là 51 tỷ USD, hoạt động kinh doanh trên biển có doanh thu 33,6 tỷ USD và hoạt động kinh doanh dịch vụ và hậu cần trên đất liền là 13,6 tỷ USD.
Maersk cũng đang mở rộng hoạt động tại Mexico. Công ty đang đầu tư vào cảng, kho bãi cũng như vận tải đường bộ. Và vì vậy, bạn thực sự đang thấy nhiều giao dịch thương mại từ Trung Quốc hướng tới Mỹ và đến Mexico.
Năm 2023, Mexico trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, với 15% hàng hóa Trung Quốc đi qua Mexico.
Năm 2024, Maersk hợp tác với Hapag-Lloyd AG và ký một thỏa thuận thành lập liên minh hoạt động lâu dài mới mang tên “Hợp tác Gemini” - sẽ bắt đầu vào tháng 2 năm 2025. Tham vọng của liên minh này là cung cấp một mạng lưới vận tải biển linh hoạt và kết nối với độ tin cậy hàng đầu trong ngành.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh khủng hàng đầu của Maersk là vận tải hàng không.
Thị trường dịch vụ hậu cần kết hợp với thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng trưởng gần 19% mỗi năm để đạt 819 tỷ USD vào năm 2027.
Tuy nhiên, việc mở rộng sang lĩnh vực hậu cần trên mặt đất sẽ tạo ra một số trở ngại cho công ty, bao gồm cả việc chuyển sang cạnh tranh trực tiếp với chính khách hàng của mình.
Maersk cũng đang chạy đua để có lượng khí thải nhà kính bằng 0 trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình vào năm 2040. Họ có kế hoạch nhận tàu đầu tiên vào năm 2024 - con tàu sẽ thải ra ít hơn 100 tấn CO2 mỗi ngày so với tàu diesel truyền thống.
Ít nhất là ở thời điểm hiện tại, Maersk sẽ dựa vào những con tàu đó và hoạt động kinh doanh đường biển tổng thể của mình như một phong vũ biểu không chỉ về tình hình chung của công ty mà còn là một chỉ số cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ có hướng đi như thế nào.
Tham khảo CNBC
Nhịp sống Thị trường