Vận hành thị trường điện cạnh tranh vào năm 2026
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh được xác định sẽ hoàn thiện trong giai đoạn 2021-2025. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ được hoàn thiện và mở rộng phạm vi từ năm 2026.
- 11-01-2021Triển vọng loạt dự án thủy điện tích năng nhằm khắc phục tính bất ổn của điện mặt trời
- 11-01-2021Trong 5 năm qua, cả nước tạo việc làm mới cho hơn 8 triệu lao động
- 11-01-2021Chuyên gia nước ngoài chỉ ra 4 giải pháp giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào FDI
Thủ tướng vừa phê duyệt đề án “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến 2030, tầm nhìn đến 2045", trong đó xác định sẽ củng cố, hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong giai đoạn 2021-2025 và hoàn thiện, phát triển, mở rộng phạm vi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2026.
Để hoàn thành mục tiêu vừa nêu, ngành điện sẽ được tái cơ cấu theo Quyết định 168/2017 của Thủ tướng đảm bảo thị trường bán buôn điện vận hành minh bạch, công bằng và hiệu quả.
Đồng thời, cơ chế và việc hỗ trợ vận hành thị trường điện giao ngay, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường bán buôn điện cũng sẽ được hoàn thiện, đảm bảo thị trường điện vận hành theo đúng mô hình thiết kế đã được phê duyệt.
Riêng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, đề án đặt mục tiêu nghiên cứu, xây dựng đề án tái cơ cấu ngành điện và điều chỉnh quy định pháp lý về cơ chế giá bán lẻ điện, bảo đảm giá điện minh bạch theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh theo đúng tinh thần Nghị quyết 55/2020 của Bộ Chính trị.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước đối với ngành năng lượng nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc, rào cản về pháp lý, chiến lược còn đặt mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý đối với ngành năng lượng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mỗi phân ngành và chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Văn bản pháp luật phải được cập nhật kịp thời để phù hợp với thực tế phát sinh trong quá trình triển khai nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất, tránh sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn giữa các quy định.
Đề án còn đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành năng lượng với lộ trình cụ thể, đảm bảo tách bạch rõ giữa từng lĩnh vực, khâu mang tính độc quyền tự nhiên với lĩnh vực, có tiềm năng cạnh tranh trong ngành năng lượng nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, không phân biệt đối xử giữa từng thành viên tham gia thị trường năng lượng.
Chính sách thuế, phí được yêu cầu phải hợp lý cho mỗi phân ngành năng lượng, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo triển khai xây dựng, phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Cơ quan này đồng thời phải rà soát điều kiện về cơ sở hạ tầng, tái cơ cấu ngành năng lượng, triển khai giải pháp cần thiết để xây dựng, phát triển thị trường năng lượng theo lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt.
Đồng thời, Bộ Công Thương cũng phải xây và dựng trình Chính phủ ban hành chính sách giá năng lượng theo cơ chế thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giao đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành thị trường điện theo từng cấp độ.
Người đồng hành