Văn hóa cởi giày trước khi vào nhà của người Nhật: Không chỉ là vấn đề vệ sinh, đó còn là sự tôn trọng chủ nhà
Nếu đến Nhật lần đầu, đừng dại dột đi giày vào trong nhà nếu không muốn bị mời ra ngoài.
- 27-09-20239x với giấc mơ tạo ra điều kỳ diệu với sách và lan tỏa văn hóa đọc khắp Việt Nam
- 25-08-2023Bác sĩ 26 tuổi tự tử vì làm thêm hơn 200 giờ một tháng, gia đình cầu xin thay đổi văn hóa làm việc
- 16-08-2023Cô gái người Việt tiết lộ văn hóa làm việc của công ty tài phiệt tại Hàn Quốc
Nếu bạn từng có dịp đến Nhật Bản hoặc tiếp xúc với người Nhật thì có thể dễ dàng nhận ra một thói quen tích cực từ họ đó là cởi giày trước khi vào nhà. Thậm chí, hành động này còn ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân và dần trở thành một nét văn hóa tốt đẹp.
Vì sao người Nhật phải cởi giày trước khi vào nhà
Theo một số nghiên cứu, ở Nhật Bản, thói quen thay dép trước khi vào nhà, đã có từ khoảng 2.000 năm trước. Do đặc trưng thời tiết nóng ẩm vào mùa hè, kiến trúc các ngôi nhà truyền thống thường sẽ có phần sàn cao hơn so với mặt đất để tránh ẩm ướt và cho phép gió mát thổi phía bên dưới, giúp giảm nhiệt cho ngôi nhà. Hơn nữa, trong những ngôi nhà truyền thống, chiếu Tatami được lót gần như toàn bộ bề mặt sàn, nếu đi những đôi giày lên chiếu sẽ khiến mất vệ sinh, làm hỏng Tatami.
Trong cuốn "Văn hóa làm việc với người Nhật" được xuất bản lần đầu vào năm 1984, nhà xã hội học Nakane Chie đã nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian bên trong (Uchi) và không gian bên ngoài (Soto). Bên trong ngôi nhà được xem là nơi sạch sẽ, riêng tư so với bên ngoài đầy bụi bẩn và xô bồ. Chính vì thế, hầu hết các ngôi nhà truyền thống đều có sảnh vào (huyền quan - Genkan) tách biệt giữa hai không gian, là nơi để thay những đôi giày sang dép đi trong nhà.
Ngày nay, nhiều ngôi nhà Nhật Bản được xây dựng theo phong cách phương Tây, nhưng vẫn có không ít phòng trải chiếu tatami nhằm lan tỏa nét đẹp truyền thống. Do đó, thói quen cởi giày từ ngoài cửa vẫn được duy trì phổ biến.
Ngoài lý do sạch sẽ, cởi giày cũng được coi là một biểu hiện của sự tôn trọng khi vào nhà hoặc nơi kinh doanh của ai đó. Cách nghĩ này đã không còn quá nghiêm ngặt trong cuộc sống hiện đại, nhưng vẫn có rất nhiều người để ý. Do đó, trước khi bước vào cửa, người Nhật vẫn thường hỏi ý chủ nhà, chủ cơ sở kinh doanh để biết chắc chắn rằng, họ có được thoải mái đi giày dép bên ngoài vào hay không.
Có gì trên đế giày, dép của bạn?
Ngay cả khi đôi giày của bạn là thương hiệu mới và có vẻ sạch hoàn toàn, chúng vẫn thu hút nhiều vi trùng có hại và cuối cùng sẽ xuất hiện trên tất cả các bề mặt mà bạn đi lại.
Trong kết quả nghiên cứu từ Đại học Arizon (Mỹ), có đến khoảng 421.000 loại vi khuẩn khác nhau tồn tại trên giày dép. Trong đó, vi khuẩn Coliform – thường xuất hiện ở phân người chiếm đến 96%. Không những thế, còn có khuẩn E.coli, Klebsiella (gây nhiễm trùng đường tiết niệu), Serratia Ficaria (gây nhiễm trùng đường hô hấp),...
Theo Charles Gerba – thành viên nhóm nghiên cứu còn cho rằng, những đôi giày mà bạn đi bên ngoài có thể đã từng đạp phải chất bẩn từ đường cái, nhà vệ sinh,... Điều này cũng đồng nghĩa việc mang giày dép vào nhà là dẫn theo vi khuẩn đó vào nhà.
Charles P. Gerba, một giáo sư và nhà vi sinh vật học tại ĐH Arizona (Mỹ), đã nghiên cứu số lượng và loại vi khuẩn tồn tại dưới đáy giày, cho biết những phát hiện của nghiên cứu đã khiến ông thay đổi ngay cả một số hành vi của chính mình. "Nó khiến tôi không đặt chân lên bàn của mình", ông nói.
Tuy nhiên, vi khuẩn từ giày dép thường chỉ lây truyền cho bạn nếu bạn chạm vào giày, sau đó chạm lên mặt, miệng hoặc bạn ăn thức ăn rơi trên sàn.
Lisa A. Cuchara, giáo sư khoa học y sinh tại ĐH Quinnipiac cho rằng vi khuẩn chắc chắn chuyển từ giày sang sàn nhà, nhưng "đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, đây không phải mối đe dọa". Bà lưu ý, sàn nhà trong nhà vệ sinh công cộng có khoảng 2 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông (6,4 cm2). Một bệ ngồi toilet có trung bình khoảng 50 triệu trên một inch vuông.
"Hãy nghĩ về điều đó vào lần sau, khi bạn định đặt ví hoặc túi xách lên sàn phòng tắm, sau đó mang về nhà và đặt trên bàn bếp hoặc quầy bếp".
Nhìn chung, các nhà khoa học khuyên tốt nhất, bạn nên cởi giày nếu có trẻ nhỏ bò trên sàn nhà hoặc những người trong nhà bị dị ứng.
Giáo sư khoa học y sinh Cuchara nói: "Trong trường hợp hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn hại, ví dụ những người bị ung thư đã trải qua cấy ghép nội tạng, bị nhiễm trùng, thì càng cần có nhiều lý do để cởi giày dép khi về nhà".
April Masini, người viết về mối quan hệ và phép xã giao cho biết, dù không thấy giày ở lối vào, bạn luôn cần hỏi chủ nhà có cần phải cởi giày trước khi bước vào không.
Thay đổi dép cho từng loại phòng
Không những cần cởi giày ở bên ngoài mà bạn còn phải thay từng loại dép khác nhau cho từng phòng khác nhau. Có loại phòng bạn chỉ đi chân trần hoặc mang vớ thôi.
Theo thông tin từ tờ Japan Horizon, khi bạn đi vào bất kỳ ngôi nhà truyền thống nào của Nhật, đầu tiên cần phải cởi giày và mang ngay đôi dép lê riêng trong nhà. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái và giữ ấm cho đôi chân.
Phòng vệ sinh được người dân xứ anh đào cho rằng là nơi không sạch sẽ. Do đó, nếu bạn vào phòng tắm thì sẽ được yêu cầu đổi dép. Còn muốn ra ban công, bạn cũng phải thay đôi dép khác và việc này cứ phải lặp lại khi bạn cần ra sân vườn. Tuy nhiên, đối với những nơi trải chiếu tatami riêng, bạn không cần đi giày dép mà có thể đi lại chân trần hoặc dùng vớ.
Những quy định này với mục đích giữ vệ sinh cho không gian sống được sạch nhất có thể cũng như hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn nhất. Nhật Bản cho rằng ngôi nhà, nhất là phòng ngủ phải là "chốn thiên đường" sạch sẽ, ấm áp và tiện nghi nhằm thư giãn và phục hồi thể chất sau ngày làm việc.
Những địa điểm "cấm" đi giày
Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết cho người mới đến Nhật lần đầu tiên khỏi bỡ ngỡ với văn hóa cởi giày.
- Sự hiện diện của các kệ: Nếu ngay lối vào ở bất kỳ nơi đâu, bạn thấy những chiếc kệ (có thể có cửa hoặc không), chắc chắn đây là dấu hiệu bạn nên thay giày và để chúng vào trong kệ.
- Học theo người khác: Khi đến nơi công cộng, nếu là nơi yêu cầu đi chân không vào chính điện, sẽ có một hàng dài những đôi dép được để phía bên ngoài. Bạn chỉ cần học theo người đi trước để dép gọn phía ngoài và đi chân không vào trong. Hãy nhớ chỗ để dép vì có thể lượng người đông đúc sẽ làm xô lệch đôi dép của bạn so với vị trí ban đầu.
- Chiếu Tatami: đây cũng là một lưu ý quan trọng nếu bạn cho rằng dép đi trong nhà có thể đi vào khu vực có Tatami. Tuy nhiên điều đó không phải phép, bạn chỉ có thể đi chân không hoặc mang vớ khi đi vào không gian này.
- Hỏi chủ nhà: nếu đến thăm nhà của một người, bạn nên hỏi họ trước rằng có được phép đi giày vào trong nhà hay không. Nhưng với tính cách chu đáo của người Nhật, họ sẽ chủ động chuẩn bị sẵn dép để bạn thay ngay khi đến.
Một số địa điểm thường phải cởi giày như:
Nhà hàng truyền thống: Thường ở những nhà hàng kiểu truyền thống sẽ dùng chiếu tatami để trải sàn hoặc chỗ ngồi trong nhà hàng là một số biến thể của việc ngồi bệt (chẳng hạn như đệm sàn hoặc chỗ ngồi lõm).
Trường học: Người Nhật rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe nên khi đến trường, học sinh sẽ cất giày của mình vào tủ và dùng một loại giày đế mềm chỉ để đi trong lớp học.
Nhà tắm công cộng và khu suối tắm nước nóng: Ở Nhật Bản, ngay lối vào tòa nhà là bạn đã phải cởi giày thay vì trong phòng thay đồ. Ngoài ra, nhiều cơ sở kinh doanh suối nước nóng sử dụng chiếu tatami nên chúng cần được giữ sạch sẽ và khô ráo.
Các ngôi chùa: Ở khu vực bên ngoài sân, những nơi tham quan, mọi người vẫn có thể sử dụng giày dép cá nhân. Nhưng khi bước vào tòa nhà chính, các khu vực thờ phụng bên trong nhà, thường sẽ xuất hiện khu vực huyền quan để mọi người cởi giày và cất giày gọn gàng.
Để giày dép sao cho đúng?
Mang vớ sạch, trang nhã, không có lỗ thủng
Xếp đôi giày của bạn gọn gàng ở khu vực huyền quan, trong khu vực được cung cấp, hoặc các hộc để giày
Nên xếp mũi giày hướng ra cửa, thuận tiện cho việc sử dụng ngay khi cần…
Tổng hợp
Đời sống & pháp luật