MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Văn Phú - Invest đạt hơn 1.500 tỉ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm nhờ dự án Vlasta - Sầm Sơn

29-07-2023 - 06:11 AM | Bất động sản

Văn Phú - Invest đạt hơn 1.500 tỉ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm nhờ dự án Vlasta - Sầm Sơn

Việc ghi nhận doanh thu từ dự án Vlasta - Sầm Sơn giúp Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest kết thúc 6 tháng đầu năm 2023 với lợi nhuận sau thuế ở mức 414 tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 75% kế hoạch cả năm.

Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (VPI) cho biết doanh nghiệp ghi nhận hơn 1.527 tỉ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2023 – tăng 41% so với cùng giai đoạn năm trước.

Phần lớn doanh thu được ghi nhận từ hoạt động bán sản phẩm thuộc dự án Vlasta - Sầm Sơn tại thị xã Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), có quy mô 25,59 ha gồm 595 sản phẩm biệt thự, nhà vườn, liền kề và thương mại dịch vụ, với khoảng 1380 tỉ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp ghi nhận 80 tỉ đồng doanh thu từ dự án khu căn hộ dịch vụ Oakwood Residence tại Hà Nội và 60 tỉ đồng từ các dự án khác.

Sau khi ghi giảm các khoản chi phí, lợi nhuận trước và sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 của Văn Phú – Invest lần lượt đạt mức 577 tỉ đồng và 414 tỉ đồng, lần lượt tăng 67% và 50% so với cùng giai đoạn năm 2022. Đáng lưu ý, biên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có sự cải thiện nhẹ khi đạt 27% doanh thu, tăng nhẹ so với mức 25% được ghi nhận cùng giai đoạn năm trước.

Với kết quả trên, doanh nghiệp đã hoàn thành 75% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm được các cổ đông tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 thông qua. Theo đại diện doanh nghiệp, có được thành quả như trên là do ban lãnh đạo đã chuẩn bị sớm kịch bản thị trường của năm 2023, tập trung bán hàng từ giữa năm 2022 và thu tiền ghi nhận doanh thu vào 2023.

Văn Phú - Invest đạt hơn 1.500 tỉ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm nhờ dự án Vlasta - Sầm Sơn - Ảnh 1.

Dự án The Terra – Bắc Giang.

Về quy mô tài sản, tổng tài sản của Văn Phú – Invest ở mức 11.032,9 tỉ đồng tính tới 30/6/2023, gần như không thay đổi so với thời điểm đầu năm. Trong đó, giá trị hàng tồn kho ở mức 1.990,7 tỉ đồng, tăng 3,38% và chiếm tỷ trọng hơn 18% trong cơ cấu tổng tài sản của đơn vị, chủ yếu tập trung ở các dự án gồm Vlasta - Sầm Sơn, The Terra - Bắc Giang, dự án Song Khê – Nội Hoàng… Các dự án này mang lại doanh thu khoảng 2.000 tỷ trong năm 2024, cùng với việc hoàn thiện pháp lý dự án The Terra - Thủy Nguyên, đây sẽ là các dự án gối đầu cho Văn Phú - Invest trong năm 2024 - 2025.

Về quy mô nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 7.102,8 tỉ đồng tính tới 30-6-2023, giảm 3,18% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, giá trị khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn là 428,2 tỉ đồng, giảm 26,06% do công ty thực hiện ghi nhận và bàn giao các căn nhà tại dự án Vlasta - Sầm Sơn cho các khách hàng.

Tổng nợ vay của doanh nghiệp ở mức 4.043,2 tỉ đồng, tăng 1,94% so với thời điểm đầu năm.

Cụ thể, nợ vay ngắn hạn ở mức 1.840,7 tỉ đồng – tăng 131,6% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ dài hạn đến hạn trả trong 12 tháng tới của doanh nghiệp khoảng 1000 tỉ đồng trong đó gồm 806 tỉ đồng là khoản nợ của dự án BT Phạm Văn Đồng - Gò Dưa, 200 tỷ đồng còn lại đều là nợ các dự án đang bán hàng.

Nợ vay dài hạn ở mức 2.202, 5 tỉ đồng - giảm 30,55%, do một phần nợ dài hạn chuyển thành nợ ngắn hạn. Với những thay đổi về nợ ngắn hạn và dài hạn trên báo cáo tài chính, ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết những yếu tố này liên quan đến nợ đến hạn phải trả và chi phí lãi vay.

Cụ thể, với dự án BT Phạm Văn Đồng – Gò Dưa, ngày 24/6/2023, Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 98/2023-QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, trong đó có giải pháp định hướng triển khai và giao đất đối ứng cho dự án BT đáp ứng được đủ điều kiện pháp lý. Với định hướng trên, Văn Phú Bắc Ái - doanh nghiệp thực hiện dự án, đã làm việc với các ngân hàng tài trợ cấu trúc lại thời gian khoản vay theo chính sách mới nhất của nhà nước. Do đó, nợ đến hạn của dự án BT Phạm Văn Đồng - Gò Dưa trong 12 tháng tới sẽ được cấu trúc lại thời gian thanh toán cho phù hợp.

Với chi phí lãi vay, một phần nguyên nhân khiến chi chi phí lãi vay tăng tới từ những biến động lãi suất và tỷ giá diễn ra trong quý 3 và 4/2022, với lãi suất huy động – cho vay liên tục gia tăng khiến chi phí tiếp cận vốn (lãi vay) của doanh nghiệp ở mức cao. Tiếp theo, tiến độ giao đất dự án BT - Phạm Văn Đồng Gò Dưa không đạt như dự kiến, công ty chủ động trích lập dự phòng chi phí tài chính. Với chiến lược an toàn tài chính, doanh nghiệp chủ động sử dụng dòng tiền thu để giảm nợ và thanh toán các chi phí tài chính liên quan.

Với cơ cấu nợ vay, đại diện doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tài chính khá an toàn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh trong năm 2023.

Theo Nam Anh

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên