Vẫn rộng cửa gọi vốn qua thị trường chứng khoán
Tính đến ngày 15/11/2016, vốn hóa thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đạt 75,4 tỷ USD, tương đương gần 40% GDP cả nước. Đó là một con số ấn tượng, chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường phức tạp và mang nhiều đặc thù này.
- 17-11-2016Ông Nguyễn Bá Dương: "Coteccons nhận được sự tin tưởng từ chủ đầu tư nhờ có cả nghìn tỷ đồng trong ngân hàng"
- 16-11-2016Hàng triệu người muốn kiếm tiền trên thị trường chứng khoán, nhưng tại sao chỉ rất ít người thành công?
- 15-11-2016Vì sao Trump thắng mà chứng khoán không giảm mạnh như dự báo?
Xuất phát điểm với chỉ 2 mã chứng khoán là REE của Công ty CP Cơ điện lạnh và SAM của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sacom vào năm 2000, đến nay TTCK tập trung đã có tổng cộng khoảng 1.000 mã chứng khoán giao dịch. TTCK Việt Nam đồng thời cũng là kênh huy động vốn trái phiếu cho doanh nghiệp và Chính phủ. Trong nửa đầu năm 2016, tổng mức huy động trên TTCK thông qua phát hành cổ phiếu (cả phát hành riêng lẻ), đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt 223 nghìn tỷ đồng, tăng gần 85% so với cùng kỳ năm 2015. Huy động qua phát hành TPCP đạt hơn 180 ngàn tỷ đồng, tăng 120% so với nửa đầu năm 2015.
Kênh huy động vốn hiệu quả
Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Coteccons cho biết, quyết định niêm yết cổ phiếu CTD vào năm 2010 là một trong những quyết định đúng đắn nhất, mặc dù lúc đó bản thân ông có nhiều e ngại về những sức ép của thị trường. Tuy nhiên, nhìn một cách công bằng, chính những sức ép về minh bạch thông tin đã buộc Coteccons phải cải cách hệ thống quản lý, chế độ chính sách.
Hiện CTD là một trong những cổ phiếu đắt giá nhất thị trường và được cổ đông đánh giá cao ở sự tăng trưởng bền vững cũng như tỷ suất sinh lời.
Coteccons tham gia TTCK với nguồn vốn hạn hẹp, kỳ vọng chỉ huy động đủ để phát triển, bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc huy động vốn của Coteccons đã vượt quá kỳ vọng khi mới đây nhất Công ty huy động được gần 1.700 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược. Vai trò của TTCK rõ ràng phát huy hiệu quả rõ rệt trong thương vụ này của Coteccons.
Coteccons không phải là doanh nghiệp tiêu biểu trong việc tăng vốn và thu hút tiền từ nhà đầu tư. Là một trong những nhà thầu xây dựng đứng đầu, vốn điều lệ của Coteccons hiện cũng chỉ ở mức 655,7 tỷ đồng.
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Quỹ Dragon Capital cho biết, từ năm 1995, nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ chú trọng đầu tư vào Singapore, Thái Lan, Philippines… Ngay cả thị trường Trung Quốc lúc đó người ta cũng e ngại vì quá mới mẻ. Nhưng cá nhân ông Dominic và Dragon Capital đã chọn Việt Nam và chưa từng hối hận về quyết định mạo hiểm đó. Ba nhà đầu tư đầu tiên của ông Dominic là bố, mẹ và em gái với số tiền 10.000 USD mỗi người. Đến nay Dragon Capital đã huy động được khoảng 1 tỷ USD.
Lành mạnh hóa thị trường
Trong nửa đầu năm 2016, tổng mức huy động trên TTCK thông qua phát hành cổ phiếu (cả phát hành riêng lẻ), đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt 223 nghìn tỷ đồng, tăng gần 85% so với cùng kỳ năm 2015. Huy động qua phát hành TPCP đạt hơn 180 ngàn tỷ đồng, tăng 120% so với nửa đầu năm 2015.
Với tính chất đặc thù của thị trường tài chính, không ít người nhìn nhận TTCK như một sòng bạc cao cấp. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, nhận định đó là không chính xác. TTCK là một cái “chợ” trao đổi các sản phẩm tài chính. Chính vì vậy, ở đó có hàng cao cấp và hàng “thấp cấp”. Người quản lý “chợ” có trách nhiệm tạo ra luật chơi tốt nhất. Tuy nhiên, có những thông tin đến với nhà đầu tư không đầy đủ, hoặc nhà đầu tư cố tình không hiểu, khi xảy ra bất trắc lại đổ lỗi cho TTCK là không công bằng.
Trên thực tế, đã có không ít scandal trên TTCK khiến nhà đầu tư thiệt hại đáng kể. Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), ban đầu cơ quan này chưa nhìn thấy hết gian lận, chủ yếu chỉ hướng tới giao dịch nội gián. Gian lận trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và tinh vi, đến mức tăng mức độ xử phạt vẫn không đáp ứng được yêu cầu. Trong khi tại các nước khác, gian lận tài chính hoàn toàn có thể bị phạt nặng, dẫn đến khuynh gia bại sản, thì tại Việt Nam chế tài xử phạt đang quá nhẹ. UBCKNN gặp khó do thẩm quyền trong việc điều tra tiếp cận emai, tài khoản ngân hàng… còn hạn chế. Khó khăn hiện nay là các hình thức xử phạt hành chính đang thấp, khó chuyển sang xử lý hình sự.
Các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông đều có TTCK cực kỳ phát triển, vốn hóa thị trường vượt cả quy mô GDP quốc gia. Với tỷ lệ chưa đến 40% GDP, rõ ràng TTCK Việt Nam đang còn nhiều dư địa phát triển. Hoàn thiện thể chế quản lý, nâng cao giá trị hàng hóa trên TTCK là nhiệm vụ vô cùng khó khăn của các nhà hoạch định chính sách.
Báo Đấu thầu