"Vàng đen" tràn lan trên mặt đất, Trung Quốc mang đi xuất khẩu khắp thế giới
Ảnh minh họa
"Vàng đen" Trung Quốc chiếm 70% lượng tiêu thụ ở nước ngoài.
- 29-12-2022Nhân viên sắp mất việc tại Thung lũng Silicon đổ xô bán cổ phần trong các startup công nghệ
- 29-12-2022Dự báo mới của ngành công nghiệp tỷ đô: 2023 đầy bất ổn, người bảo tăng, kẻ bảo giảm, từng kiếm lợi nhuận khổng lồ nhưng nay lại sợ hạ giá vẫn chẳng ai mua
- 29-12-2022Người giàu Trung Quốc đổ xô đến Nhật Bản tìm nơi ‘trú ẩn’
Mộc nhĩ là loài nấm ăn được mọc trên thân cây, sinh trưởng bằng cách hấp thụ chất dinh dưỡng của chính thân cây đó. Nó chủ yếu có màu nâu sẫm và nhăn nheo như cái tai, do đó mới được gọi là mộc nhĩ và xuất hiện ở mọi nơi thế giới.
Tại Trung Quốc, ngoài làm nguyên liệu thực phẩm, mộc nhĩ còn là một vị thuốc quý.
Theo The Paper (Trung Quốc), hiện nay, sản lượng sản xuất mộc nhĩ hàng năm của nước này vượt 7 triệu tấn, đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu mộc nhĩ đen lớn nhất thế giới.
Đặc biệt, 70% lượng tiêu thụ mộc nhĩ ở nước ngoài là mộc nhĩ đen Trung Quốc.
Mặc dù mộc nhĩ đen được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc nhưng do điều kiện địa lý và khí hậu nên chỉ có bốn địa phương gồm huyện Phòng (Hồ Bắc), Hoàng Tùng Điện (Cát Lâm), Đông Chí (An Huy) và Đông Ninh (Hắc Long Giang) là vùng trồng mộc nhĩ nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Mộc nhĩ vừa là thực phẩm vừa là thuốc quý ở Trung Quốc. Ảnh minh họa
Từng là cống phẩm quý hiếm
Huyện Phòng thuộc khu vực khí hậu chuyển tiếp giữa cận nhiệt đới và ôn đới, có bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 10-15 ℃, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm nổi bật.
Toàn bộ huyện được bao quanh bởi những ngọn núi, cây cối tươi tốt và lượng mưa dồi dào, khiến độ ẩm tương đối cao tới 75%.
Đồng thời, nhờ lượng ánh sáng mặt trời dồi dào, thời gian không có sương giá kéo dài tới 223 ngày, là điều kiện vàng cho mộc nhĩ phát triển.
Từ thời nhà Đường, người dân huyện Phòng đã có thói quen trồng và sử dụng mộc nhĩ.
Ban đầu, y học Trung Quốc coi mộc nhĩ là vị thuốc nhưng không ngờ một đầu bếp thời Đường đã nhầm nó với một món ăn.
Người đầu bếp này thường xuyên chế biến mộc nhĩ cho hoàng đế Đường Trung Tông thưởng thức và rất được yêu thích. Từ đó, mộc nhĩ huyện Phòng được chọn là cống phẩm cho triều đình.
Thời điểm đó, do mộc nhĩ huyện Phòng có sản lượng cực thấp khiến nguồn cung bị thiếu hụt nên một cảnh tượng quen thuộc thường diễn ra: Nhà nhà ở huyện Phòng trồng mộc nhĩ, thương nhân khắp nơi đổ xô đến huyện Phòng thu mua mộc nhĩ.
Ngày nay, huyện Phòng đã trở thành địa phương trồng mộc nhĩ nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc và được coi là quê hương của các loại mộc nhĩ.
Hiện nay, huyện Phòng dành 2 triệu mẫu đất để trồng mộc nhĩ, sản lượng đạt 600.000 kg/năm, chiếm 1/3 tổng sản lượng của tỉnh Hồ Bắc và 1/8 tổng sản lượng toàn quốc.
Mộc nhĩ huyện Phòng xuất khẩu cho hơn 30 quốc gia và khu vực như Nhật Bản, Đông Nam Á và Pháp, với giá trị sản lượng trung bình hàng năm đạt 920 triệu BDT, ngoại hối là 95 triệu USD.
Nấm giúp người Trung Quốc thoát nghèo. Ảnh minh họa
"Vàng đen" trên mặt đất
Nhờ trồng mộc nhĩ, những người nông dân ở Hoàng Tùng Điện đã chuyển từ những ngôi nhà bằng đất sang những ngôi nhà bằng gạch, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp nhiều lần.
Vào năm 2021, kết hợp với các kênh bán hàng thương mại điện tử, địa phương này bán ra hơn 40.000 tấn mộc nhĩ, với doanh thu đạt hơn 3 tỷ NDT .
Trong khi đó, doanh thu trồng mộc nhĩ tại huyện Đông Chí vượt 1,2 tỷ NDT năm 2021.
Còn Đông Ninh là thị trường bán buôn mộc nhĩ đen lớn nhất Trung Quốc với lượng giao dịch trung bình hàng năm là 100.000 tấn, trị giá hơn 6 tỷ NDT/năm.
Mộc nhĩ Đông Ninh được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Châu Âu, Mỹ v.v..
Giờ đây, chỉ cần bước chân đến 4 vùng trồng mộc nhĩ nổi tiếng trên, cảnh tượng đầu tiên mà mọi người nhìn thấy là những hàng mộc nhĩ tràn lan trên mặt đất.
Và nhờ doanh thu cao nên người Trung Quốc đã coi mộc nhĩ chẳng khác nào "vàng đen" trên mặt đất.
Nhịp sống thị trường