MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vào nhà hàng buffet giá 128.000 đồng/người, 2 người phụ nữ ngã ngửa khi nhận hoá đơn: Giá đội lên gấp 2 với hàng loạt phụ phí không tưởng

19-06-2023 - 23:32 PM | Sống

Vào nhà hàng buffet giá 128.000 đồng/người, 2 người phụ nữ ngã ngửa khi nhận hoá đơn: Giá đội lên gấp 2 với hàng loạt phụ phí không tưởng

Thay vì trả 78 NDT/2 người (khoảng 256.000 đồng), nhóm bạn này phải chịu mức giá lên đến 151 NDT (khoảng 496.000 đồng) bởi gồm hàng loạt các phụ phí khác không được chủ nhà hàng đề cập trước đó.

Ngã ngửa khi nhận hoá đơn thanh toán

Vào ngày xảy ra sự việc, khi đang mua sắm ở trung tâm thương mại, Tiểu Khương và Trương La tìm được một cửa hàng lẩu buffet mới khai trương. Được quảng cáo chỉ với mức giá chỉ 39 NDT/người (khoảng 128.000 đồng), 2 người phụ nữ nhanh chóng ghé quán không chút suy nghĩ.

Vào nhà hàng buffet giá 128.000 đồng/người, 2 người phụ nữ ngã ngửa khi nhận hoá đơn: Giá đội lên gấp 2 với hàng loạt phụ phí không tưởng - Ảnh 1.

Biển quảng cáo của nhà hàng ghi rõ mức giá 39 NDT/người

Đến nơi, họ vẫn hỏi lại chủ nhà hàng có thực sự là 39 NDT/người và được xác nhận đúng như quảng cáo. Tiểu Khương và Trương La yên tâm thưởng thức bữa ăn buffet với mức giá được xem là khá rẻ.

Bữa ăn không có vấn đề gì cho đến khi thanh toán tiền. Một vấn đề xảy ra là theo như mức giá 39 NDT/người thì hoá đơn cho 2 người là 78 NDT (256.000 đồng). Tuy nhiên, nhân viên thu ngân lại đưa cho họ một hoá đơn 151 NDT (496.000 đồng), gần gấp đôi so với mức giá ước tính ban đầu.

Tiểu Khương tưởng rằng nhân viên này đã xuất nhầm hoá đơn cho bàn của cô nên đã yêu cầu kiểm tra lại. Song, thu ngân đã giải thích, ngoài 78 NDT, 2 vị khách này còn phải thanh toán thêm 59 NDT cho tiền nước lẩu, đồ uống và phí gia vị.

Đến lúc này, 2 người phụ nữ mới ngã ngửa về những khoản phí phát sinh không được đề cập đến trước đó. Họ cho rằng hai người ăn bữa lẩu hết hơn 100 NDT là chuyện bình thường. Tuy nhiên việc không niêm yết giá cả rõ ràng khiến thực khách hiểu lầm làm họ tức giận.

Sau khi vụ việc xảy ra, Tiểu Khương và Trương La đã chia sẻ câu chuyện của mình trên các nền tảng xã hội. Một số phóng viên của các tờ báo địa phương đã tìm đến nhà hàng để xác minh vụ việc. Song họ bất ngờ khi chủ nhà hàng đã treo biển chuyển nhượng. Chụp lại tấm biển quảng cáo, các phóng viên này nhận thấy chủ nhà có ghi tiền nước lẩu và đồ uống được tinh tiền riêng. Tuy nhiên, đó là một dòng chữ khá nhỏ.

Vào nhà hàng buffet giá 128.000 đồng/người, 2 người phụ nữ ngã ngửa khi nhận hoá đơn: Giá đội lên gấp 2 với hàng loạt phụ phí không tưởng - Ảnh 2.

Người phụ nữ kể lại buổi đi ăn

Tuy nhiên theo lời kể của Tiểu Khương, hôm đi ăn, cô hoàn toàn không nhìn thấy ghi chú này. Cô nghi ngờ nhà hàng đã dán thêm dòng chữ này sau khi sự việc xảy ra. Người này khẳng định nghi ngờ về mức giá khá rẻ nên cô đã hỏi lại phía nhà hàng khi vào ăn và được xác nhận giá 39 NDT/người.

Hiện tại, phóng viên địa phương không thể liên lạc được với chủ nhà hàng. Sự việc này đã được báo cáo lên các cơ quan có liên quan để xác minh và xử lý.

Phía dưới phần bình luận bài chia sẻ của Tiểu Khương, một số cư dân mạng cho rằng hiện nay nhiều nhà hàng đã áp dụng hình thức tính phí nước lẩu. “151 NDT/2 người không phải là mức giá quá cao. Không đến nỗi để bạn phải làm ầm lên như vậy”, một người dùng mạng để lại ý kiến.

Tuy nhiên, một số cư dân mạng cho rằng sự việc này hoàn toàn không phải là 2 suất lẩu đắt hay rẻ. Điều quan trọng là hành vi lừa đảo thực khách của nhà hàng. Vì vậy việc phản ánh của người phụ nữ không có gì sai.

Những sai phạm của nhà hàng

Qua thực tế, nếu chỉ nhìn vào bữa buffet 151 NDT cho 2 người, mức giá này không phải là vấn đề quá lớn. Song vấn đề chính của sự việc này không phải là giá cả mà là hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng từ phía nhà hàng.

Trước hết, khi Tiểu Khương và Trương La đến quán ăn để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày, họ chính là những người tiêu dùng. Về mặt pháp lý của quốc gia này, họ được bảo vệ bởi Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Theo điều 8 Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của Trung Quốc, người tiêu dùng có quyền được biết thực trạng hàng hoá mình đang mua. Trong trường hợp này, nhà hàng lẩu hoàn toàn có thể tính riêng tiền nước lẩu, nước uống… Song, họ cần phải ghi rõ giá và thông báo với khách hàng. Việc không thông báo cho khách hàng có thể khiến nhà hàng vi phạm điều luật này.

Ngoài ra, theo điều 9 Luật Bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng cũng quy định rõ người tiêu dùng có quyền độc lập lựa chọn đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ, lựa chọn chủng loại hàng hoá, phương thức phục vụ, độc lập quyết định mua hoặc không mua, đồng ý hoặc không đồng ý phục vụ bất kỳ một dịch vụ nào.

Trong trường hợp này, Tiểu Khương và bạn của mình có quyền chọn hoặc không chọn khi nhà hàng thông báo chi tiết về các khoản phí. Tuy nhiên nhà hàng đã trực tiếp che dấu những khoản phí ngoài.

Dựa trên những quy định này, 2 người phụ nữ hoàn toàn có thể từ chối trả thêm phí bữa ăn. Về phía nhà hàng, sau khi bộ phận liên quan vào xác minh, nếu đúng như sự thật, họ có thể bị phạt đình chỉ kinh doanh và phạt tiền.

Theo Touitiao 

Đinh Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên