Vay công ty 1 tỷ đồng để mua nhà, 3 năm sau tôi nhận một cú sốc: Hơn cả năng lực, hóa ra sếp đánh giá điều cực quan trọng này
Năm 2020, vì không đủ tiền đặt cọc để mua nhà nên tôi đã vay công ty hơn 1 tỷ đồng . Vào tháng 3 năm nay, tôi sẽ phải trả lại khoản tiền theo thời hạn đã thỏa thuận. Thật không may gia đình tôi xảy ra sự cố đặc biệt vì thế không thể nào hoàn trả khoản vay đó. Không ngờ sếp bảo tôi rằng cứ yên tâm làm việc và không cần phải trả lại.
- 09-05-2023"Lầm to" khi tưởng rằng mở quán ăn dễ kiếm tiền: Ai cũng nghĩ có khách sẽ có lời, góc khuất phía sau chỉ người trong ngành mới hiểu
- 06-05-2023Nuôi gà ở sân sau, người phụ nữ kiếm ngon ơ 1 triệu USD/năm: Kiếm tiền không khó nếu tận dụng triệt để thị trường ngách
- 23-04-2023Cô gái thất nghiệp về dựng sạp mở quán ăn, chỉ sau vài ngày đã khóc lóc thảm thiết: "Đi làm vẫn sướng hơn"
- 23-04-2023Bỏ 270 triệu mở quán ăn, cô gái muốn "dẹp tiệm" sau 3 ngày vì chỉ thu về 300 ngàn đồng: Nguyên nhân từ tư duy sai lầm nhiều người mắc phải
Năm 2020, vì không đủ tiền đặt cọc để mua nhà nên tôi đã vay công ty 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng) . Vào tháng 3 năm nay, tôi sẽ phải trả lại khoản tiền theo thời hạn đã thỏa thuận. Thật không may gia đình tôi xảy ra sự cố đặc biệt vì thế không thể nào hoàn trả khoản vay đó. Không ngờ sếp bảo tôi rằng cứ yên tâm làm việc và không cần phải trả lại.
Mối nhân duyên tình cờ giúp tôi có được một người bạn chí cốt
Tôi tên là Li Zhan, sinh ra tại một vùng quê ở Hồ Nam, Trung Quốc. Khi lên cấp hai vì thành tích học tập không tốt nên tôi thi trượt đại học. Bố tôi thấy tôi nhút nhát rụt rè nên đã đăng ký cho tôi nhập ngũ.
Thông qua nhiều đợt kiểm tra cuối cùng tôi cũng bước chân vào quân ngũ. Khoảng thời gian đi lính tôi quen biết một người bạn là anh Trần. Anh ấy là người rất vui vẻ hoạt bát, nhìn có vẻ rất có ăn có học và nói tiếng phổ thông rất chuẩn. Lúc đó hai chúng tôi vô cùng hợp cạ, cùng vui chơi và giúp đỡ nhau học tập, trở thành bạn thân chí cốt của nhau.
Năm 2002, chúng tôi chuẩn bị xuất ngũ, lúc đó tôi vô cùng mơ hồ không biết đoạn đường tiếp theo sẽ đi thế nào. Anh Trần biết tôi gặp khó khăn nên đã bảo tôi cùng anh ấy đến Thâm Quyến làm việc. Thời điểm đó tôi cũng chẳng biết nơi nào tốt hơn để đi nên đã quyết định cùng anh Trần đến Thâm Quyến. Theo sự sắp xếp của anh Trần, tôi vào làm việc trong một nhà máy ở Guanlan.
Sau khi đến nhà máy, tôi được bố trí vào bộ làm việc ở bộ phận kỹ thuật. Khi sắp xếp vào ký túc xá anh Trần đột nhiên nói rằng không thể ở chung với tôi, lúc đó tôi không biết vì sao. Không ngờ trong cuộc họp toàn thể nhân viên hôm sau anh Trần được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch mới. Lúc đó tôi làm ở phòng kỹ thuật đa phần thời gian làm việc đều tiếp xúc với máy móc nên tôi ngày càng hướng nội, tuy nhiên đồng nghiệp đối xử với tôi khá tốt vì họ biết tôi là bạn của chủ tịch.
Sau khi giữ chức chủ tịch được hai năm, anh Trần cử đi Úc du học để bồi dưỡng thêm kiến thức. Kể từ khi anh Trần đi Úc du học, thái độ của đồng nghiệp đối với tôi khác hẳn so với trước kia. Trước kia khi gặp tôi đồng nghiệp sẽ tươi cười chào hỏi còn bây giờ họ xem tôi như không khí, đặc biệt là cấp trên, họ thường xuyên sai tôi làm việc này việc kia, thậm chí còn chửi mắng tôi.
Lúc này tôi mới hiểu được làm việc ở bên ngoài nếu không có ô dù nhất định sẽ chịu thiệt. Làm việc ở đây 5 năm, mức lương của tôi không hề thay đổi so với trước kia bởi vì tôi là người hướng nội, không biết cách lấy lòng cấp trên cho nên mỗi lần đến đợt tăng lương tôi đều không có tên trong danh sách.
Lựa chọn giúp đỡ bạn bè trong lúc hoạn nạn, tôi có được nhiều hơn mất
Năm 2006, anh Trần du học trở về. Trong một lần trò chuyện, anh Trần hỏi về mức lương của tôi, cảm thấy lương của tôi quá tệ nên anh ấy đã yêu cầu nhân viên tăng mức lương lên 8000 NDT (27 triệu VND).
Hai năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, dù rất cố gắng nhưng công ty của anh Trần cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng đó. Số đơn đặt hàng ngày càng giảm sút, công ty chỉ có thể đưa thông báo mong nhân viên tự tìm việc khác vì công ty không thể trả lương được nữa.
Một tháng sau, bộ phận kỹ thuật chỉ còn mỗi mình tôi trụ lại. Anh Trần khuyên tôi rời đi vì còn phải kiếm tiền nuôi gia đình. Nhìn vẻ mặt buồn bã của anh Trần, tôi quyết định ở lại làm không lương giúp anh Trần vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Công ty cắt giảm từ 500 nhân viên xuống còn 80 nhân viên. Những người ở lại đều là những người trung thành và tận tụy nhất với công ty. Giai đoạn đó 80 người chúng tôi cực kỳ đoàn kết, nếu công ty có đơn hàng nhưng công nhân làm không xuể, tất cả nhân viên văn phòng sẽ xuống dây chuyền sản xuất phụ giúp.
Tôi làm không lương 4 tháng, thời gian đó vợ tôi liên tục khuyên tôi nghỉ việc. Dù hiểu rõ nỗi lo của vợ nhưng tôi thật sự không thể rời đi được, anh Trần là bạn thân nhiều năm của tôi và là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều, nếu tôi bỏ đi tôi sẽ cảm thấy rất dằn vặt.
Thời kỳ khó khăn nhất của công ty, tôi còn phải vay 50,000 NDT (170 triệu VND) để trả tiền mua nguyên liệu cho công ty. Đầu năm 2009, đơn đặt hàng tăng lên đột biến, bóng đen của cuộc khủng hoảng tài chính dần tan biến. Sau quá trình làm việc chăm chỉ chúng tôi biết rằng những nỗ lực của mình đã được đến đáp xứng đáng. 4 tháng lương chưa trả vào năm 2008, nửa cuối năm 2009 đã được trả đủ. 50,000 NDT tiền mua nguyên liệu cũng được phòng tài chính trả không thiếu một đồng.
Đến năm 2015, công ty phát triển với quy mô hàng nghìn người, thậm chí còn mở chi nhánh khắp cả nước. Vì giá nhà đất lúc đó khá cao nên nhân viên không đủ tiền mua nhà. Anh Trần lo lắng cho cuộc sống của nhân viên nên đã tăng thêm một khoản phúc lợi. Khoản phúc lợi này nhằm giúp nhân viên mua nhà, tùy vào cấp độ công việc và thời gian làm việc nhân viên có thể vay từ 30.000-200.000 NDT (102 triệu VND- 678 triệu VND). Theo quy định của phúc lợi thì được vay miễn phí 3 năm không tính lãi suất.
Đầu năm 2020, tôi cũng muốn mua một căn nhà để vợ yên lòng. Tôi nhìn trúng một căn nhà cũ có giá 1,5 triệu NDT (5 tỷ VND), cọc trước 450 nghìn NDT (1,5 tỷ VND). Trong nhà tôi lúc đó không có nhiều tiền vì vậy tôi dự định sẽ vay công ty 200 nghìn NDT, sau đó vay thêm của người thân 100 nghìn NDT để mua căn nhà này.
Sau khi nộp đơn vào công ty, đơn của tôi được phê duyệt ngay lập tức. Anh Trần hỏi tôi 200 nghìn NDT có đủ không, sau đó anh ấy quyết định cho tôi vay 300 nghìn NDT (hơn 1 tỷ VND). Nhờ đó tôi không cần phải vay từ người thân. Một tháng sau với số tiền vay được tôi đã mua được căn nhà mình mơ ước.
Trước khi mua nhà có thông tin rằng khu vườn ở quê sẽ được đền bù để xây đường cao tốc nên tôi mới tự tin đi vay tiền. Tuy nhiên sau đó đường cao tốc đã chuyển sang hướng khác không đi qua nhà tôi nữa. Trong thời gian đó tôi vô cùng lo lắng, không biết làm cách nào để trả được số tiền 300 nghìn NDT.
Để kiếm tiền trả nợ, tối sau khi tan làm vợ chồng tôi cũng đi bán hàng rong. Nhưng bán hàng rong được nửa năm chúng tôi không những không kiếm thêm được tiền mà vợ tôi còn gặp vấn đề về sức khỏe. Hôm đó một chiếc ô tô bất ngờ lao lên vỉa hè và đâm vào lưng vợ tôi, cô ấy bị thương rất nặng phải nằm viện hơn 1 tháng. Sau khi xuất viện cũng không thể làm được những công việc nặng nữa.
Mấy năm nay tôi cảm thấy kiệt sức vì gánh trên vai khoản nợ quá lớn này. Hôm qua là ngày trả nợ, tôi đã lấy hết can đảm trình bày hoàn cảnh gia đình mình với anh Trần để xin gia hạn. Anh Trần nói với tôi rằng tôi đã cống hết cả đời mình cho công ty, giúp công ty vực dậy trong khoản thời gian khủng hoảng nhất, vì vậy anh ấy đã dùng tiền riêng của mình để giúp tôi trả khoản nợ đó. Anh ấy an ủi tôi đừng quá lo lắng, số tiền đó không cần phải trả lại mà hãy yên tâm làm việc, cống hiến cho công ty.
Nghe lời anh Trần nói tôi thật sự vô cùng xúc động, không ngờ anh Trần luôn nhớ những cống hiến của tôi cho công ty cũng như tình bạn keo sơn giữa tôi và anh ấy. Đối với tôi anh ấy là ông chủ tốt nhất.
Thể thao & văn hoá