VCBS: Những cổ phiếu ngành đá xây dựng có triển vọng khả quan trong năm 2017
VCBS nhận định xu hướng trong tương lai gần của các công ty trong ngành sẽ là các công ty có nguồn lực/kinh nghiệm sẽ sáp nhập/tăng tỷ lệ sở hữu đối với các công ty có mỏ đá với thời hạn khai thác lâu dài/trữ lượng lớn nhằm cùng nhau hợp tác khai thác.
- 30-11-2016Đá xây dựng – một năm tăng trưởng ấn tượng
- 21-07-2016Tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm, cổ phiếu ngành khai thác đá xây dựng còn tiềm năng gì?
Theo quyết định được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tổng nhu cầu đá xây dựng của cả nước ước tính đạt 135 triệu m3 và có thể tăng lên 181 triệu m3 vào năm 2020. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng của các tỉnh Đông Nam Bộ (thị trường tiêu thụ chính của các công ty như KSB, C32, NNC và DHA) trong năm 2016 ước tính đạt 35 triệu m3 và dự báo có thể sẽ cần khoảng 45 triệu m3 vào năm 2020.
Đánh giá của CTCK VCBS cho rằng, công ty có mỏ đá với thời hạn khai thác lâu dài hoặc trữ lượng lớn chiếm ưu thế. Khu vực phía Nam chủ yếu là đồng bằng, các mỏ đã sau nhiều năm khai thác đã cạn kiệt nhưng khó có khả năng bù đắp cung từ khu vực miền Bắc vào do chi phí vận chuyển cao, dẫn đến cầu vượt vung nên giá bán tăng cao đã giúp cho các doanh nghiệp khai thác đá có kết quả kinh danh khả quan.
Do tình hình các mỏ đá với sản lượng khai thác cao đang dần hết hạn sử dụng và chính phủ hiện nay đang thắt chặt việc cấp giấy phép khai thác mỏ đá mới từ nay cho đến năm 2020. VCBS nhận định xu hướng trong tương lai gần của các công ty trong ngành sẽ là các công ty có nguồn lực/kinh nghiệm sẽ sáp nhập/tăng tỷ lệ sở hữu đối với các công ty có mỏ đá với thời hạn khai thác lâu dài/trữ lượng lớn nhằm cùng nhau hợp tác khai thác.
Nhìn chung, ngành khoáng sản hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu trên thế giới sụt giảm khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, đối với các công ty khai thác chế biến đá xây dựng, do được hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường bất động sản, ít chịu cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài như các ngành vật liệu xây dựng khác, nhiều công trình giao thông lớn được đầu tư và địa bàn hoạt động thuận lợi nên triển vọng kinh doanh vẫn sẽ tốt.
Tuy tốc độ tăng trưởng nhu cầu ngành xây dựng bắt đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng toàn thị trường không cao (6-7%), tốc độ tăng trưởng ở khu vực Bình Dương và Đông Nam Bộ vẫn khá cao (10-12%).
VCBS nhận định các công ty đá vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2017 ở mức trên 10% so với năm 2016. Hiện tại các cổ phiếu trong nhóm này là KSB, C32 và NNC đều đang giao dịch ở mức P/E dưới 10 – vẫn còn thấp so với mức chung của thị trường với triển vọng kinh doanh khả quan. Đây có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư trung và dại hạn ưu thích cổ phiếu ngành này.
Theo đánh giá của VCBS, các cổ phiếu khả quan là C32 và KSB, cổ phiếu trong diện nắm giữ là NNC, DHA.
Đối với khoáng sản Bình Dương (KSB), công ty đang khai thác và kinh doanh 3 mỏ đá trên địa bàn tỉnh Bình Dương là mỏ Tân Đông Hiệp, Tân Mỹ và Phước Vĩnh. Trong 3 mỏ đá đang khai thác, mỏ Tân Đông Hiệp đóng vai trò then chốt với sản lượng 9 tháng đầu năm 2016 đạt trên 1,8 triệu m3 đá và doanh thu đạt trên 340 tỷ đồng.
VCBS cho rằng, bên cạnh triển vọng tích cực về việc tiêu thụ đá trong năm 2017, kế hoạch về việc mở rộng mỏ đá Tân Mỹ và Phước Vĩnh cũng như việc gia hạn khai thác mỏ đá Tân Đông Hiệp sẽ giúp công ty duy trì được công suất khai thác mỗi năm trên 4 triệu m3 đá các loại. Đây sẽ là điểm mạnh của KSB trong những năm tới khi các mỏ đá gần khu vực trung tâm hết hạn khai thác.
Ngoài hoạt động khai thác đá, KSB đang triển khai mở rộng diện tích khu công nghiệp Đất Cuốc thêm 340 ha. Dự tính sẽ thu về 505 tỷ đồng doanh thu từ việc bán 53,2 ha diện tích khu hiện hữu và 1.865 tỷ đồng lợi nhuận gộp từ việc bán diện tích khu mở rộng từ nay cho đến năm 2020.
Đối với dự án BĐS Bình Đức Tiến, hiện tại KSB đang triển khai hoạt động xây dựng và ký hợp đồng với người mua. Nếu hoàn thành việc bán dự án thì lợi nhuận khả năng sẽ được ghi nhận vào quý 4/2016. Theo đó, công ty sẽ hạch toán thêm 120 tỷ đồng doanh thu và 37 tỷ đồng lợi nhuận gộp.
Đối với C32, mỏ đá Tân Đông Hiệp tiếp tục đem lại nguồn thu chính cho C32 trong năm 2016. Công ty đã được cấp phép khai thác mỏ này đến ngày 31/12/2017 và giai đoạn sau năm 2017, nhà đầu tư có thể lo ngại về triển vọng dài hạn của công ty.
C32 vừa trở thành cổ đông lơn tại CTCP Hóa An (DHA) – đây là bước đi phù hợp nhằm đảm bảo nguồn đá nguyên liệu cho mục tiêu phát triển dài hạn của công ty.
Công ty này có cơ cấu doanh thu khá dàn trải giữa các mảng hoạt động, ví dụ như doanh thu từ mảng đá xây dựng chiếm khoảng 45% tổng doanh thu trong khi các công ty cùng ngành chiếm khoảng 80%.
VCBS