MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VDSC: Doanh số Masan Consumer (MCH) nửa đầu năm ước tăng 39% nhờ chiến lược cao cấp hóa dòng sản phẩm chủ lực

18-07-2018 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

Theo quan điểm VDSC, mặc dù ngành hàng FMCG đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên chiến lược tung ra dòng sản phẩm cao cấp từ những thương hiệu chủ lực của Masan Consumer (MCH) đã giúp các ngành hàng của Công ty ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc so với mức tăng trưởng chung của ngành FMCG.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết nhờ vào sự nắm bắt xu hướng ngành hàng FMCG thông qua chiến lược cao cấp hóa dòng sản phẩm chủ lực đã giúp Masan Consumer (MCH) ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc 78% quý 1/2018, nửa năm đầu 2018 dự kiến doanh thu ở mức 7.646 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái).

VDSC: Doanh số Masan Consumer (MCH) nửa đầu năm ước tăng 39% nhờ chiến lược cao cấp hóa dòng sản phẩm chủ lực - Ảnh 1.

Hướng đi đúng đắn từ chiến lược cao cấp hóa dòng sản phẩm chủ lực

Theo quan điểm đơn vị chứng khoán này, mặc dù ngành hàng FMCG đang có dấu hiệu chững lại ở cả thành thị (chỉ tăng 3,8% trong 5 tháng đầu năm 2018 so với mức 5,1% cùng kỳ năm 2017) và nông thôn (tăng 4,3%), tuy nhiên chiến lược tung ra dòng sản phẩm cao cấp từ những thương hiệu chủ lực của MCH đã giúp các ngành hàng của Công ty ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc so với mức tăng trưởng chung của ngành FMCG.

Đồng thời, một khảo sát gần đây của Nielsen cho thấy có khoảng 95% người tham gia khảo sát chấp nhận mức chi tiêu nhiều hơn cho những sản phẩm có chất lượng cao đã phần nào khẳng định xu hướng chuyển dịch này.

VDSC cho rằng trong tương lai xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn nhờ vào sự gia tăng thu nhập từ tầng lớp trung lưu, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe bản thân, chú trọng vào giá trị, chất lượng và sự trải nghiệm từ các sản phẩm độc đáo mang lại. Thông qua đó, giúp biên lợi nhuận gộp của MCH ngày càng được cải thiện qua các năm.

Phát kiến mới từ các ngành hàng cốt lõi

Dự báo cho nửa cuối 2018, MCH vẫn sẽ tiếp tục tung ra các phát kiến mới từ những ngành hàng cốt lõi là gia vị và thực phẩm tiện lợi. Mặt khác, theo đại diện của MCH, việc tung ra 8 dòng sản phẩm mới từ những thương hiệu đã quá quen thuộc là Chinsu và Omachi sẽ là bàn đạp giúp người tiêu dùng dễ dàng đón nhận thêm những sản phẩm mới với chất lượng cao cấp hơn. Dự kiến cuối quý 2/2018, ngành hàng gia vị sẽ tăng 45% doanh số và nâng tỷ trọng đóng góp của sản phẩm cao cấp lên 15% (so với 10% trong quý 2/2017). Ngành hàng thực phẩm tiện lợi thông qua sự thành công của thương hiệu mì ly Omachi với cây thịt sẽ tiếp tục thừa thắng xông lên, dự kiến doanh thu tăng trưởng 35% và nâng tỷ trọng đóng góp của sản phẩm mì ly Omachi với cây thịt lên 10-12% vào doanh thu nhãn hàng Omachi trong năm 2018.

Ngoài ra, MCH đã ký kết hợp tác chiến lược với đối tác Jinju Ham – một công ty sản xuất thịt chế biến hàng đầu Hàn Quốc với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành, sở hữu nền tảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm hàng đầu. Đây sẽ là bước đi quan trọng giúp MCH xâm nhập được vào thị trường thịt chế biến đầy tiềm năng, dự kiến cái bắt tay này sẽ giúp MCH tung ra sản phẩm mới vào cuối năm 2018 với tham vọng tăng tỷ lệ tiêu thụ thịt chế biến của người dân Việt Nam từ 1% như hiện nay lên mức 20-50% trong dài hạn (bằng tỷ lệ tiêu thụ tại Trung Quốc và Hàn Quốc).

Trên thị trường, cổ phiếu MCH đang tích lũy tại vùng giá 90.000 đồng/cp.

VDSC: Doanh số Masan Consumer (MCH) nửa đầu năm ước tăng 39% nhờ chiến lược cao cấp hóa dòng sản phẩm chủ lực - Ảnh 2.

Biến động cổ phiếu MCH 6 tháng qua.

Tri Túc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên