MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Về đâu những lời hứa trên thị trường chứng khoán?

Cách đây hơn 1 năm, thông tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái vốn khỏi Công ty CP Du lịch Đồ Sơn khiến giới đầu tư không khỏi mỉm cười...

Mức giá mà SCIC đưa ra được coi là “bi hài siêu thực” khi lên tới 58,6 tỷ đồng/CP. Tức là để mua trọn lô 450.490 CP mà SCIC chào bán, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra số tiền trên 26 triệu tỷ đồng, gấp 5 lần GDP Việt Nam năm 2015 (!)

Đương nhiên, đó là thông tin sai sót. Trên thực tế, mức giá ban đầu đưa ra dự kiến là 58,6 tỷ đồng cho trọn lô CP (tương đương mức giá 130.080 đồng/CP). Cuối cùng, SCIC cũng thoái vốn thành công ở mức giá 336.600 đồng/CP, thu về 151,6 tỷ đồng. Sai sót nói trên của SCIC không gây tổn hại gì cho nhà đầu tư, vì mức giá đưa ra hoàn toàn không phù hợp và bất khả thi.

Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, việc công bố thông tin mua bán không phải luôn vô hại.

Siết giao dịch cổ phiếu quỹ

Không ít doanh nghiệp coi việc mua cổ phiếu quỹ là cách để cứu giá khi cổ phiếu lao dốc. Việc mua cổ phiếu quỹ trên thị trường sẽ giúp tăng lượng cầu chứng khoán, từ đó gián tiếp tăng mức giá giao dịch. Thế nhưng, một số doanh nghiệp lại sử dụng thủ thuật này như một thứ “đòn gió” nhằm thổi giá cổ phiếu hơn là nhu cầu mua cổ phiếu quỹ thực sự.

Có thể kể đến Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai với kế hoạch mua 10 triệu cổ phiếu quỹ từ 10/6 đến 9/7/2015 nhưng lại ra quyết định trì hoãn vào phút chót với lý do tập trung vốn cho các dự án mới. Không chịu thua kém, “ông vua Khí” PVGas (mã chứng khoán GAS) đầu năm 2015 cũng đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu quỹ với mức giá tối đa 100.000 đồng/CP, cao hơn giá hiện hành lúc đó của GAS (74.000 đồng/CP). Thế nhưng Công ty cũng chỉ mua vào 602.000 cổ phiếu quỹ, tương đương 6% số lượng đăng ký. Cũng họ dầu khí, PVDrilling trong nửa đầu năm 2015 cũng 2 lần đăng ký mua cổ phiếu quỹ với lượng đăng ký gom vào 4 triệu đơn vị. Tuy nhiên vì nhiều lý do, công ty này chỉ mua vào 202.326 cổ phiếu quỹ.

Những hành vi thiếu minh bạch trong mua/bán cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp cuối cùng cũng được siết chặt qua Thông tư 203/2015/TT-BTC. Theo đó, một khi đăng ký giao dịch cổ phiếu quỹ, doanh nghiệp buộc phải đặt lệnh trong thời gian đăng ký với mức giá nằm trong biên độ. Trao đổi với chúng tôi, đại diện Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, Sở đã và đang theo dõi từng lệnh đặt mua/bán cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp đăng ký giao dịch, bảo đảm giảm thiểu “thông tin nhiễu” trên thị trường liên quan đến cổ phiếu quỹ.

Cho đến khi các cơ quan chức năng có một biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý thông tin mua/bán của cổ đông liên quan, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trước những “đòn gió” được đưa ra.

Cổ đông liên quan thì sao?

Nhà đầu tư không chỉ dõi theo giao dịch của chính doanh nghiệp, mà còn của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và cổ đông liên quan (gọi tắt là cổ đông liên quan). Vậy thông tin giao dịch của các đối tượng này được siết như thế nào?

Cũng đại diện của HNX thừa nhận, quy định giao dịch đối với cổ đông liên quan hiện lỏng lẻo hơn so với giao dịch cổ phiếu quỹ của bản thân doanh nghiệp. Quyền mua/bán CP của cổ đông liên quan các cơ quan chức năng không thể can thiệp, chỉ kiểm soát thông qua việc công bố thông tin đăng ký mua/bán và báo cáo kết quả mua/bán.

Cho đến khi các cơ quan chức năng có một biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý thông tin mua/bán của cổ đông liên quan, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trước những “đòn gió” được đưa ra.

Theo Đan Nguyên

Báo Đấu thầu

Trở lên trên