MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Về dự thảo luật quy hoạch: Cẩn trọng để không giẫm chân nhau!

05-04-2017 - 11:41 AM | Bất động sản

Ngày 30.3, Lao Động có bài “Dự thảo Luật Quy hoạch bỏ qua Quy hoạch Xây dựng: Lo ngại tính khả thi”, trong bài đề cập tới ý kiến của Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà về Luật Quy hoạch mới có thể gây xáo trộn không cần thiết, khó thực hiện.

Sau khi bài báo đăng, Lao Động nhận được ý kiến từ KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam - cho rằng, Luật Quy hoạch nếu làm không đến nơi đến trốn thì rõ ràng sẽ dẫm chân nhau, ảnh hưởng đến quá trình quản lý xã hội thông qua các luật.

Về dự thảo Luật Quy hoạch có tác động, ảnh hưởng tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, sẽ là định hướng cho phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Để có thêm thông tin đa chiều, Lao Động xin trích đăng quan điểm từ Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam.

Hiện nay chúng ta đang xây dựng Luật Quy hoạch (QH), đang trình Quốc hội, tôi nghĩ đây cũng là việc quan trọng để chúng ta làm công tác QH, khớp nối công tác QH cho quốc gia. Theo tôi, đi vào cụ thể, Luật QH còn rất nhiều vấn đề không ổn, nếu chúng ta cứ theo cái luật mà chúng ta đang trình thì sẽ vướng rất nhiều các luật khác dẫn đến dậm chân tại chỗ, đặc biệt là về công tác quy hoạch, quy hoạch xây dựng (QHXD) vùng, QHXD nông thôn sẽ ảnh hưởng rất lớn. Rất nhiều bộ luật khác phải điều chỉnh, phải thay đổi.

Nếu chúng ta làm không đến nơi đến trốn thì rõ ràng sẽ dẫm chân nhau, ảnh hưởng đến quá trình quản lý xã hội thông qua các luật. Theo báo cáo của Bộ KHĐT, luật này ảnh hưởng đến 32 luật, mấy chục nghị định; nhưng tôi nghĩ luật này ảnh hưởng đến cả 70 luật và 85 nghị định. Nếu mà như thế thì luật nào cũng bị ảnh hưởng, tôi chỉ nói đến phạm vi điều chỉnh đã không ổn rồi. Chưa có luật nào mà phạm vi điều chỉnh lại nói trừ Luật QH đô thị và QH nông thôn ra. Tại sao Luật lại trừ cái nọ, cái kia, đã là luật trong phạm vi điều chỉnh là điều chỉnh cái gì và cái gì tuân theo. Hai luật này có luật riêng rồi cho nên không động chạm đến - nói như thế là không chuẩn.

Tích hợp sẽ rất khó thực hiện

Hiện nay, Luật QHXD ban hành năm 2013, đến năm 2014 chúng ta có điều chỉnh. Luật QHXD có chương rất là quan trọng là Chương 2: QHXD vùng và QH nông thôn. Bởi vì QH đô thị của chúng ta là vấn đề rất lớn vì hệ thống đô thị VN là hệ thống đô thị cơ sở để phát triển kinh tế quốc gia. Hiện nay chúng ta 35-36% hệ thống đô thị nhưng trong tương lai là 50%, 70%, có nghĩa là đô thị đóng góp trong KTXH là số một. Hệ thống đô thị đã có luật là luật QHĐT, trong QHĐT có QH chung, QH phân khu, QHXD nằm trong Luật XD cũng là tiền lệ thế giới đã làm từ trước đến nay. QHXD là việc quốc gia nào cũng làm, ở Pháp người ta làm QH vùng Paris, đại đô thị London, Tokyo đều có QHXD đô thị vùng.

Trong QHXD có cái rất riêng, đấy là luật để tổ chức không gian lãnh thổ mà trên cơ sở là kinh tế xã hội, tầm nhìn của QHXD vùng là tầm nhìn xa, trên tầm nhìn KTXH, dự báo phát triển KTXH, những vấn đề tiến bộ khoa học kỹ thuật và những vấn đề quốc gia lịch sử, nhân văn cho đến lao động… tất cả tích hợp để làm QHXD như thế. Bao nhiêu năm chúng ta đã làm, QH vùng, QH đô thị, QH nông thôn là một trong những nội dung rất cơ bản về lý luận, về luật pháp để tạo dựng đất nước chúng ta như ngày hôm nay từ đường phố, nhà máy cho đến trường học… được như thế là nhờ những luật đấy. Còn những hạn chế do quản lý, nhiều vấn đề khác chứ không phải chỉ do luật.

Dự thảo Luật QH giờ lấy QHXD vùng tích hợp với QH kinh tế xã hội, tôi nghĩ là rất là khó thực hiện. Rất khó khăn và phức tạp để ra một QH - như đồ án XD vùng thủ đô Hà Nội phải mất 2-3 năm, có chuyên gia quốc tế mới làm được. Bây giờ tích hợp vào QHXD như Dự thảo Luật QH thì làm 7-8 năm chưa chắc đã xong, phản biện, thẩm định cũng rất khó. Rất khó là ai làm chủ nhiệm đồ án? Chúng ta chưa đào tạo ai là người đứng ra để làm QH tích hợp như luật này. Như vậy, người làm đã khó khăn, rồi làm cũng khó khăn, cuối cùng kéo dài ra. Tích hợp vào không biết khi nào chúng ta có QH. Tôi thấy đấy là vấn đề khó. Thực tiễn mà nói, nếu tích hợp vùng vào sẽ hết sức khó khăn. Để tích hợp vào đồ án đấy cần rất nhiều chuyên gia, trong khi người đứng đầu đồ án dạng tích hợp này lại chưa được đào tạo, rồi phê duyệt cũng khó, tổ chức thực hiện rất dài. Đưa ra luật mà để khó khăn ra thì có nên không?

Phải nhìn nhận thực tế khách quan

Đồ án QH không phải cá nhân nào có thể làm được. Ví dụ QH vùng thủ đô HN phải do chỉ đạo của TW, của Chính phủ, Bộ chuyên ngành và TP. Hà Nội, chỉ đạo đấy là tổ chức hết sức bài bản. Sau đấy lại thông qua rất nhiều cấp để có được cái quy hoạch, Quốc hội thông qua, Bộ chính trị cũng phải có ý kiến, Thủ tướng xem xét, phải đưa ra người dân để xem xét thêm thì mới ký được ban hành. Trong quá trình thực hiện, có cái chúng ta làm được, có cái chưa làm được. Đấy cũng là cái giữa thực tiễn và lý luận còn vênh nhau. Quy hoạch thì có nhưng thực hiện chưa thực hiện được. Đường to đường nhỏ có quy hoạch hết rồi nhưng không thực hiện được là do lỗi của người quản lý.

Nếu như sai lầm trong công tác quản lý phát triển đô thị thì người ra quyết định phải chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ cũng phải rõ ràng, minh bạch. Nếu làm đúng thì xã hội phát triển, còn nếu làm duyệt sai thì phải trả giá. Ví dụ: Ở khu Linh Đàm (Hà Nội), 12ha mà xây 1 khối nhà như thế, làm sao đúng luật được? Phải xem duyệt như thế.

Nếu Luật QH không nhìn nhận thực tế khách quan của bao nhiêu năm qua, mà cái gì cũng ôm vào thì chúng ta sẽ trả giá, rất khó khăn. Luật XD chúng ta đã làm nhiều năm qua và phát huy được tác dụng, tạo được sự phát triển cho xã hội. Giờ lại tích hợp vào Luật QH rộng lớn như thế, nó lại thành bé cỏn con, trong khi một mình nó làm đã khó rồi. Tích hợp để có quy hoạch chung, mỗi ngành mỗi cấp có hành lang đi không chen lấn nhau, phải có sự hợp tác hết sức khoa học.

Theo Thông Chí

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên