Về hưu 5 năm, tôi tiêu gần 1 tỷ đồng đi du lịch nhưng nhanh chóng hối hận vì sự việc không ngờ tới
Với tinh thần mỗi người chỉ sống một lần trong đời, người phụ nữ Trung Quốc cùng đồng nghiệp cũ “xách ba lô lên và đi”, chi tiêu thoải mái mà không cần nghĩ ngợi quá nhiều.
- 18-08-2023Nằm viện 1 tuần nhưng 3 con “thờ ơ”, tôi ra sức bảo vệ 3 “đường lui” cho mình nên về già vẫn sung sướng
- 17-08-2023Ra ngân hàng rút tiền thì bị "lẫn" cả tiền giả, người đàn ông Trung Quốc tá hỏa mang đi kiểm tra: Sai lầm ở bước nào?
- 15-08-2023Muốn tiền đồ rộng mở có 2 kiểu người nên kết giao và 2 kiểu người cần tránh
Tâm sự của người phụ nữ Trung Quốc Triệu Tiểu Quyên trên nền tảng Toutiao
Với tinh thần mỗi người chỉ sống một lần trong đời, tôi cùng đồng nghiệp cũ “xách ba lô lên và đi”, chi tiêu thoải mái mà không cần nghĩ ngợi quá nhiều.
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu chưa? Tiếp tục tìm một công việc để làm hay nằm ở nhà tận hưởng cuộc sống? Trên thực tế, cuộc sống như thế nào sau khi nghỉ hưu là sự lựa chọn khác nhau của mỗi người. Khi mới nghỉ hưu, lương hưu hàng tháng tôi khá cao, hơn 7.000 NDT (khoảng 22 triệu đồng) nên tôi chọn cách đi du lịch khắp nơi cùng đồng nghiệp cũ tên Lý Dung. Tôi đã làm việc gần hết cuộc đời mình, giờ là lúc nên được nghỉ ngơi đúng nghĩa.
Tôi cùng Lý Dung đi du lịch hàng năm, đến nhiều địa điểm mà trước đây chúng tôi chưa từng có thời gian hay đủ tiền bạc để đặt chân đến. Mỗi chuyến du lịch có thể kéo dài vài tuần đến cả tháng. Lý Dung là người nghiện mua sắm nên trong mỗi chuyến đi cùng cô ấy, tôi không tránh được việc mua những món đồ từ các thương hiệu nổi tiếng.
Để có những bức ảnh check-in đẹp, mỗi địa điểm du lịch chúng tôi lại mặc những bộ đồ không trùng với những bộ từng đăng trước đây. Thế nhưng những món đồ này khi trở về nhà tôi cũng ít khi mặc vì không phù hợp với một người đã nghỉ hưu chỉ quanh quẩn trong nhà hoặc tụ tập gia đình.
Trong 5 năm, tôi đã tiêu hết 300.000 NDT (980 triệu đồng) cho tiền đi du lịch và mua sắm. Lúc ấy tôi không nghĩ như vậy là phung phí bởi ai cũng chỉ sống 1 lần, cuộc đời lại ngắn ngủi, không tận hưởng bây giờ thì bao giờ? Rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp cũ xung quanh tôi cũng dùng tiền tích cóp hoặc nhờ con cái đưa đi tận hưởng những chuyến nghỉ dưỡng xa hoa, đắt đỏ, bù đắp cho khoảng thời gian làm việc vất vả trước đây.
Thế nhưng cho đến năm ngoái, tôi đột nhiên cảm thấy không khỏe, thường xuyên đau bụng, ăn uống không ngon miệng. Đến bệnh viện kiểm tra, kết quả khiến tôi sững sờ khi bác sĩ nói trong người tôi có khối u ác tính trong dạ dày, nếu không phẫu thuật ngay có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đây là điều không ai ngờ tới vì trước đây sức khỏe tôi rất tốt, hoàn toàn không mắc bệnh gì nghiêm trọng.
Ngày đầu tiên chi phí khám đã 5.000 NDT (16 triệu đồng), sau này khi nhập viện và trải qua nhiều đợt điều trị khác nhau, tổng cộng 300.000 NDT (980 triệu đồng) cũng ra đi theo căn bệnh này. Vậy là chỉ trong 5 năm, tôi đã tiêu gần hết số tiền tiết kiệm cả đời của 2 vợ chồng. Nhưng như vậy vẫn còn chưa đủ, các con vẫn còn phải gửi tiền để mẹ chữa bệnh.
Tuy lương của con trai và con dâu đều khá nhưng vì tôi bị bệnh nên chúng cũng gặp áp lực lớn, phải dành thời gian ra vào bệnh viện để chăm sóc bố mẹ. Điều này khiến tôi khủng hoảng vô cùng. Nằm trên giường bệnh, tôi suy nghĩ rất nhiều và dằn vặt về cách tiêu tiền của mình ngày trước. Nếu tôi không phung phí đi du lịch nghỉ dưỡng, nhất định bây giờ sẽ dư dả tài chính để chữa bệnh. Những ngày ở trong viện chữa bệnh là khoảng thời gian dài nhất trong cuộc đời tôi khi trở thành gánh nặng cả về tài chính lẫn tinh thần cho cả gia đình.
Người cao tuổi, dù trước đây tự tin đến mấy, sức khỏe chắc chắn sẽ có lúc yếu đi, mắc bệnh hoặc gặp đại hoạ như bệnh hiểm nghèo. Vậy nên bạn cần quan tâm lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn. Suy cho cùng, sức khoẻ vẫn là tài sản lớn nhất. Không có gì quan trọng hơn thể chất và tinh thần tốt, một căn bệnh nghiêm trọng có thể quét sạch tiền tiết kiệm cả đời của bạn.
Bạn cũng đừng nên vì nhìn theo cách chi tiêu của người khác mà áp dụng bởi mỗi người có một điều kiện kinh tế khác nhau. Tận hưởng cuộc sống khi về hưu là lựa chọn tốt, nhưng đừng quên có sự chuẩn bị, chừa cho mình một đường lui để không lầm vào tình huống bị động nếu có bất kỳ sự việc nào bất ngờ xảy đến.
Phụ nữ số