Về quê ăn Tết, ông bố đau đớn phát hiện những điều con gái phải chịu đựng khi sống cùng mẹ kế, bất lực cầu cứu cộng đồng mạng
Bạn sẽ làm gì khi phát hiện con gái bé bỏng của mình chỉ được mẹ kế cho ăn mì gói qua ngày?
- 07-02-2024Giao điện thoại cho con vài phút, cặp vợ chồng không ngờ hành trình về quê ăn Tết bị đảo lộn, cư dân mạng xem mà xót giùm
- 07-02-2024Về quê ăn Tết, có 5 địa điểm cha mẹ nên hạn chế đưa con đến, nhất là nơi đầu tiên
- 06-02-2024Suy thoái kinh tế “chặn” đường về quê ăn Tết: Từng kiếm 100 triệu/tháng nhưng giờ không dám đối diện với câu hỏi lương thưởng của họ hàng
Tại một vùng nông thôn nghèo ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc), người đàn ông họ Lương đã rời xa quê hương một thời gian dài để làm việc kiếm tiền nuôi sống gia đình. Anh luôn gửi 90% lương thu nhập hàng tháng về quê, hy vọng vợ và con ở nhà có thể ăn no mặc ấm.
Tết Nguyên đán 2024, hòa cùng hành trình Xuân vận, Lương ôm kỳ vọng to lớn và nhớ nhung về nhà. Thế nhưng vui vẻ không thấy đâu, ngược lại anh còn phát hiện một chân tướng khiến lòng đau đớn như dao cắt. Đó chính là con gái nhỏ đã 6 ngày liên tục không có nổi một bữa cơm đàng hoàng, chỉ ăn mì gói cầm hơi.
Được biết, Lương đã có 2 cuộc hôn nhân, con gái là con của anh và vợ trước. Trước khi tái hôn với người vợ hiện tại, anh cũng đã tìm hiểu kỹ càng, mong cô chấp nhận và đối xử tốt với con gái.
Sau khi đôi bên thuận tình hợp ý, hai người quyết định về chung một nhà. Để gia đình có cuộc sống tốt hơn, anh đã rời quê lên thành phố làm việc, vợ ở nhà chăm sóc hai đứa con, trong đó có con gái (con riêng của anh) và đứa con trai nhỏ mới ra đời chưa được bao lâu.
Lần về quê ăn Tết này, Lương chợt nhận ra tính cách của con gái đã thay đổi rất nhiều, trở nên im lặng ít nói, lắm lúc lủi thủi một mình, không còn vẻ hoạt bát, đáng yêu như trước.
Ban đầu anh chỉ nghĩ vì anh xa nhà quá lâu nên tình cảm cha con hơi nguội lạnh. Nhưng sau đó, từ những chi tiết như biểu hiện con có vẻ lấm lét sợ hãi, những gói mì ăn liền trên bàn, anh nhận ra mọi chuyện không chỉ đơn giản như mình nghĩ.
Gặng hỏi con, Lương thật sự đau lòng khi biết con chỉ ăn mì gói suốt 6 ngày liền, thân hình cũng gầy yếu đi rất nhiều.
Anh hỏi vợ, cô chỉ nói rằng con gái không thích ăn cơm, chỉ thích ăn mì gói. Cách giải thích này khiến Lương vô cùng giận dữ và bất lực, không dám tin vợ lại đối xử như vậy với con gái mình.
Hỏi nhiều vấn đề hơn, Lương càng mất lòng tin về người vợ hiện tại. Thì ra số tiền mà anh gửi về hàng tháng chỉ được sử dụng cho con trai, con gái thì bị xem nhẹ đến mức đáng thương. Con không dám phản kháng, chỉ có thể âm thầm chịu đựng, đói đến mấy cũng không dám kêu than.
Quay video và đăng lên mạng xã hội, Lương chỉ muốn hỏi cộng đồng mạng rằng bản thân phải nên làm thế nào mới đúng. Bỏ vợ thì con trai phải làm sao, mà giữ vợ ở nhà thì con gái phải chịu khổ đến khi nào?
“Tôi thật sự bất lực. Chưa từng nghĩ mình bị lâm vào tình huống này. Chắc là vì nghèo nên mọi vấn đề tự nhiên nghiêm trọng muôn phần”, Lương chia sẻ kèm theo đoạn video.
Câu chuyện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người chỉ trích hành vi của cô vợ, cho rằng cô thiếu trách nhiệm với gia đình và con cái, nghiêm trọng hơn là đi ngược lại với đạo đức vốn có.
Đồng thời, câu chuyện của Lương cũng khiến người ta phải suy nghĩ sâu sắc về hiện trạng “những đứa trẻ bị bỏ lại nông thôn ở Trung Quốc”, con nhỏ ở với bà, cha mẹ đi xa làm việc kiếm tiền. Đáng thương nhất vẫn là những đứa trẻ, từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm bố mẹ, chịu biết bao khổ cực cũng không thể giãi bày với ai.
“Chỉ thương cho cô bé, thân hình gầy gò và vẻ mặt sợ sệt của em cũng đủ cho thấy em đã chịu bao nhiêu thiệt thòi khi ở cùng mẹ kế”.
“Điều anh cần làm là nói chuyện lại với vợ để cô thay đổi suy nghĩ, đối xử tốt hơn với con gái. Nếu không thể giải quyết ổn thỏa, tốt nhất hãy để cô bé sống cùng ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Mặc dù điều kiện sống có thể không tốt hơn là bao, nhưng ít ra em cũng có chỗ dựa vững vàng hơn”.
“Cô vợ thật sự đáng trách. Nhưng có trách cũng không giải quyết được gì, quan trọng là anh hãy tìm cách để cô bé có thể sống tốt hơn, cho em một tuổi thơ hồn nhiên, ít nhất cũng không bị đói khát như bao đứa trẻ khác”.
Nguồn: 163
Phụ nữ mới