MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vết nứt vỡ đột nhiên xuất hiện ở Tử Cấm Thành, khi chuyên gia vào cuộc, bí mật 618 năm hé lộ

21-06-2024 - 22:59 PM | Sống

Vết nứt vỡ đột nhiên xuất hiện ở Tử Cấm Thành, khi chuyên gia vào cuộc, bí mật 618 năm hé lộ

Nếu không có những vết nứt vỡ này, bí mật hơn 600 ở Tử Cấm Thành mãi mãi nằm im dưới lòng đất.

Trải qua hàng nghìn năm, giới sử gia, nhà khoa học và hậu thế vẫn không ngừng khám phá những bí mật xoay quanh Tử Cấm Thành - công trình kỳ vĩ nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.

Vết nứt vỡ đột nhiên xuất hiện ở Tử Cấm Thành, khi chuyên gia vào cuộc, bí mật 618 năm hé lộ- Ảnh 1.

Cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh này là một trong những công trình kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.

Theo dữ liệu của Baidu (Trung Quốc), Tử Cấm Thành có diện tích khoảng 720.000 mét vuông, với diện tích xây dựng khoảng 150.000 mét vuông. Có hơn 70 cung điện lớn nhỏ với 8707 phòng, theo thống kê thực tế tại chỗ của các chuyên gia năm 1973.

Công trình này dài 961 mét từ bắc xuống nam và rộng 753 mét từ đông sang tây và được bao quanh bởi những bức tường thành cao 10 mét và hào nước rộng 52 mét bên ngoài thành.

Bí mật 618 năm hé lộ

Tử Cấm Thành được bắt đầu xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ tư đời nhà Minh (tứ là năm 1406), do đó, trải qua hàng nghìn năm đến nay, việc tu sửa và sửa chữa công trình này là một vấn đề lớn, rất được coi trọng.

Bởi điểm thu hút lớn nhất của Tử Cấm Thành chính là tất cả mọi vật dụng, đồ đạc, cỏ cây... tại đây đều chứa câu chuyện và bí mật riêng của nó.

Chuyện kể rằng, trong quá trình trùng tu Tử Cấm Thành, một người công nhân đã phát hiện ra một bí mật đã bị chôn vùi suốt 618 năm ở Tử Cấm Thành.

Trong một cuộc kiểm tra, công nhân đã phát hiện ra dấu hiệu nứt vỡ của gạch lát sàn trước cửa điện Thái Hòa (một trong ba điện lớn của Tử Cấm Thành).

Vết nứt vỡ đột nhiên xuất hiện ở Tử Cấm Thành, khi chuyên gia vào cuộc, bí mật 618 năm hé lộ- Ảnh 2.

Đội chuyên gia và công nhân lành nghề lập tức vào cuộc để sữa chữa nhằm ngăn chặn các vết nứt vỡ trải rộng thêm. Đây là lúc bí mật được hé lộ.

Khi tiến hành dỡ lớp gạch vỡ lên, họ phát hiện bên dưới có một lớp gạch khác giống y hệt. Các chuyên gia đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác khi họ cứ đào một lớp gạch lên thì lại có một lớp gạch phía dưới y hệt. Điều này thực sự hiếm có.

Tổng cộng có 15 lớp gạch xếp chồng lên nhau đều tăm tắp như vậy trong Tử Cấm Thành. Tìm hiểu sâu thêm, họ không thấy có mật thất nào bên dưới.

Vậy, rốt cuộc tại sao người xưa lại phải xây 15 lớp gạch giống y xì nhau như thế này?

Sau khi tìm kiếm sử liệu, các chuyên gia mới có thể phát hiện được dụng ý của việc xây 15 lớp gạch kiên cố này.

Tử Cấm Thành nói chung là nơi sinh sống, làm việc của rất nhiều đời vua chúa trong lịch sử Trung Quốc. Bởi vậy, công trình này phải thực sự an toàn, kiên cố. Điện Thái Hòa cũng vậy.

Vốn là điện trung tâm của Thành Ngoại, điện Thái Hòa là nơi thường xuyên diễn ra các nghi lễ hoàng gia như lễ đăng cơ, yến tiệc, đại hôn, ban thưởng...

Do đó, để tránh bất cứ cứ sai sót và nguy hiểm nào cho bậc đế vương, người xây dựng phải đảm bảo điện Thái Hòa phải là nơi 'nội bất xuất, ngoại bất nhập'.

Không chỉ được canh phòng vô cùng cẩn mật bởi lính gác, các công trình quanh điện như tường rào cao bao bọc xung quanh cùng với lớp nền kiên cố tự chúng phải trở thành nơi an toàn cho hoàng gia, để không có bất cứ kẻ thích khách nào có thể leo trèo hoặc đào đất để đột nhập vào bên trong, dù là từ trên cao hay từ dưới lòng đất.

Khi nghiên cứu kỹ thêm về các viên gạch lát ở điện Thái Hòa, các chuyên gia một lần nữa thốt lên kinh ngạc khi chúng được thiết kế và làm thủ công hết sức tỉ mỉ, cẩn thận.

Ít ai biết, mỗi viên gạch lát này phải mất 720 ngày 'khổ luyện' mới có thể thành phẩm ưng ý. Chúng không chỉ có đường nét tinh xảo mà con f vô cùng chắc chắn. Thậm chí có thể 'điều hòa' được thời tiết: Hè mát - đông ấm.

Tất cả sao cho các bậc đế vương vừa cảm thấy an toàn, vừa cảm thấy dễ chịu.

Nếu không có những vết vứt vỡ sau khi trải qua hơn 600 năm bị mài mòn thì có lẽ bí mật này vẫn còn nằm yên dưới đất.

Tham khảo: Sohu, Baidu

Theo Trang Ly

Đời sống và Pháp luật

Trở lên trên