2 tỷ USD và 20 vạn việc làm
Trong 5 năm qua, dệt may là một trong những ngành được đánh giá là tăng trưởng nhanh và bền vững.
Dệt may VN (Vinatex) đã tận dụng được cơ hội tiến vào các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản… Năm 2012 xuất khẩu dệt may đã đạt con số kỷ lục 17,2 tỉ USD, tạo việc làm ổn định cho gần 2 triệu LĐ.
Tăng trưởng ngoạn mục
Theo Phó TGĐ Vinatex Lê Tiến Trường, năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, nhiều quốc gia có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm qua, dẫn đến nhập khẩu dệt may của các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản đều tăng trưởng chậm lại, thậm chí giảm. Dẫn tới Vinatex gặp không ít khó khăn, nhưng ngành dệt may VN vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định và là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước.
Tăng trưởng ngoạn mục
Theo Phó TGĐ Vinatex Lê Tiến Trường, năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, nhiều quốc gia có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm qua, dẫn đến nhập khẩu dệt may của các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản đều tăng trưởng chậm lại, thậm chí giảm. Dẫn tới Vinatex gặp không ít khó khăn, nhưng ngành dệt may VN vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định và là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước.
Tính chung cả dệt may và xơ sợi các loại năm 2012 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 17,2 tỉ USD (tăng 8,5% so với cùng kỳ). Trong đó, riêng xuất khẩu dệt may đạt 15,8 tỉ USD (tăng 12%) và giữ được tốc độ tăng trưởng sản lượng 15%, đây là một kỳ tích của dệt may VN và gần 2 triệu CNLĐ ngành dệt may VN. Một số thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định mặc dù nhập khẩu dệt may vào các thị trường đều tăng chậm, thậm chí giảm.
Cụ thể, như thị trường Mỹ năm 2012 nhập khẩu dệt may giảm 0,5% nhưng nhập khẩu từ VN vẫn 9,2%; Nhật Bản nhập khẩu từ VN tăng 19,3% và tại Hàn Quốc nhập khẩu giảm 7% nhưng nhập khẩu từ VN vẫn tăng 9%... Điều này khẳng định uy tín và khả năng cạnh tranh cao của dệt may VN trên thị trường thế giới.
Kết quả này phản ánh rõ ràng dệt may VN đã vượt qua được khó khăn nhờ những bước đi đúng đắn, năng lực cạnh tranh tốt, phát triển thị trường ngách hợp lý và đã lấn được thị phần của những thị trường xuất khẩu. Nếu đi theo nhu cầu của các thị trường nhập khẩu chính thì xuất khẩu chỉ tăng trưởng từ 3 - 4%.
Cụ thể, như thị trường Mỹ năm 2012 nhập khẩu dệt may giảm 0,5% nhưng nhập khẩu từ VN vẫn 9,2%; Nhật Bản nhập khẩu từ VN tăng 19,3% và tại Hàn Quốc nhập khẩu giảm 7% nhưng nhập khẩu từ VN vẫn tăng 9%... Điều này khẳng định uy tín và khả năng cạnh tranh cao của dệt may VN trên thị trường thế giới.
Kết quả này phản ánh rõ ràng dệt may VN đã vượt qua được khó khăn nhờ những bước đi đúng đắn, năng lực cạnh tranh tốt, phát triển thị trường ngách hợp lý và đã lấn được thị phần của những thị trường xuất khẩu. Nếu đi theo nhu cầu của các thị trường nhập khẩu chính thì xuất khẩu chỉ tăng trưởng từ 3 - 4%.
Năm 2013 là năm có nhiều bất ổn, nhưng dệt may VN dự kiến xuất khẩu từ 18,8 – 19,2 tỉ, chưa tính đến dệt may, da phụ liệu xuất khẩu, phấn đấu 2015 vượt qua con số 20 tỉ USD.
“Các DN dệt may phải tiếp tục củng cố vị thế cạnh tranh trên cơ sở hướng đi chiến lược đúng đắn, tiếp tục là nâng cao năng suất lao động, đi vào những mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu chất lượng khá và cao, tận dụng khả năng linh hoạt của DN Việt Nam trong việc đáp ứng các đơn hàng quy mô nhỏ và vừa với thời gian giao hàng tương đối gấp để hình thành nên những đặc thù của thị trường ngách của ngành dệt may VN trong thời gian tới” - ông Trường nhấn mạnh.
Sẽ có thêm 200.000 việc làm mới
Năm 2012, tỉ lệ nội địa hóa của dệt may VN đã lên tới 47%, phần lớn người VN đã tín nhiệm dùng hàng VN. Năm 2013, dệt may VN dự kiến vượt qua 50% nội địa hóa và đến năm 2015 phải trên 50%. Xét về năng suất lao động hiện nay của VN mới chỉ ở mức trung bình khá so với các nước xuất khẩu dệt may lớn của thế giới.
“Các DN dệt may phải tiếp tục củng cố vị thế cạnh tranh trên cơ sở hướng đi chiến lược đúng đắn, tiếp tục là nâng cao năng suất lao động, đi vào những mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu chất lượng khá và cao, tận dụng khả năng linh hoạt của DN Việt Nam trong việc đáp ứng các đơn hàng quy mô nhỏ và vừa với thời gian giao hàng tương đối gấp để hình thành nên những đặc thù của thị trường ngách của ngành dệt may VN trong thời gian tới” - ông Trường nhấn mạnh.
Sẽ có thêm 200.000 việc làm mới
Năm 2012, tỉ lệ nội địa hóa của dệt may VN đã lên tới 47%, phần lớn người VN đã tín nhiệm dùng hàng VN. Năm 2013, dệt may VN dự kiến vượt qua 50% nội địa hóa và đến năm 2015 phải trên 50%. Xét về năng suất lao động hiện nay của VN mới chỉ ở mức trung bình khá so với các nước xuất khẩu dệt may lớn của thế giới.
Nếu đi sâu vào cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất thì VN vẫn có cơ hội lớn trong việc giảm giá thành và tăng năng lực sản xuất. Nếu trong 10 năm qua, VN tăng năng lực sản xuất phần lớn là nhờ đầu tư mở rộng (tăng trưởng do đầu tư), thì từ năm 2011 trở lại đây, mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là chuyển từ tăng trưởng do đầu tư sang tăng trưởng về số lượng nhưng đi lên từ bài toán cải thiện năng suất, nâng cao năng suất trong sản xuất.
Nếu cải thiện được khoảng 20% năng suất lao động/năm thì dệt may VN không cần đầu tư thêm về chiều rộng, nhưng vẫn khai thác ngày càng hiệu quả hơn năng lực sản xuất mà ngành đã đầu tư trong giai đoạn vừa qua.
Theo ông Trường thì cứ 1 tỉ USD xuất khẩu tăng thêm của dệt may sẽ tạo thêm được 100.000 chỗ làm mới, năm 2013 với mục tiêu 19 tỉ USD (tăng trưởng 12%) thì ngành dệt may sẽ tạo thêm được khoảng 200.000 chỗ làm mới. Trước đây, 1 tỉ USD có thể tạo ra được 120.000 đến 130.000 chỗ làm mới nhưng hiện nay chỉ tạo được khoảng 100.000 chỗ làm do các chỉ tiêu năng suất được siết chặt với kim tăng từ 1,5 – 2 tỉ USD thì năm 2013 dệt may sẽ tạo được tối đa là 200.000 chỗ làm mới.
Nếu cải thiện được khoảng 20% năng suất lao động/năm thì dệt may VN không cần đầu tư thêm về chiều rộng, nhưng vẫn khai thác ngày càng hiệu quả hơn năng lực sản xuất mà ngành đã đầu tư trong giai đoạn vừa qua.
Theo ông Trường thì cứ 1 tỉ USD xuất khẩu tăng thêm của dệt may sẽ tạo thêm được 100.000 chỗ làm mới, năm 2013 với mục tiêu 19 tỉ USD (tăng trưởng 12%) thì ngành dệt may sẽ tạo thêm được khoảng 200.000 chỗ làm mới. Trước đây, 1 tỉ USD có thể tạo ra được 120.000 đến 130.000 chỗ làm mới nhưng hiện nay chỉ tạo được khoảng 100.000 chỗ làm do các chỉ tiêu năng suất được siết chặt với kim tăng từ 1,5 – 2 tỉ USD thì năm 2013 dệt may sẽ tạo được tối đa là 200.000 chỗ làm mới.
Theo thống kê, hiện nay thu nhập bình quân của ngành dệt may khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng, nhiều đơn vị đạt tới 6,4 triệu đồng/người/tháng. Hiện nhiều DN có mức doanh thu tăng trên 12%, trong đó rất nhiều DN tăng trên 16%.
Do vậy, ngoài việc chăm lo đời sống cho NLĐ, Tết Nguyên đán NLĐ thuộc Vinatex đều được thưởng 1 tháng lương, nhiều DN có 2 tháng và hầu hết NLĐ đều được hỗ trợ tiền tàu xe về quê ăn tết cả đi và về đối với LĐ ở xa. Phần lớn các DN đều tổ chức xe đưa, đón LĐ về trung tâm các tỉnh. Trong đó, điển hình có TCty May Nhà Bè đã đứng ra mua vé tàu cho CN các tỉnh phía bắc về quê ăn tết.
Do vậy, ngoài việc chăm lo đời sống cho NLĐ, Tết Nguyên đán NLĐ thuộc Vinatex đều được thưởng 1 tháng lương, nhiều DN có 2 tháng và hầu hết NLĐ đều được hỗ trợ tiền tàu xe về quê ăn tết cả đi và về đối với LĐ ở xa. Phần lớn các DN đều tổ chức xe đưa, đón LĐ về trung tâm các tỉnh. Trong đó, điển hình có TCty May Nhà Bè đã đứng ra mua vé tàu cho CN các tỉnh phía bắc về quê ăn tết.
|
Theo Đặng Tiến
Lao động