MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bàn tiệc “đặc sản” tái cơ cấu nền kinh tế

Mổ xẻ đề án tái cơ cấu trên nhiều khía cạnh, tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014 các chuyên gia kinh tế đã phơi bày nhiều điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Ông Trương Đình Tuyển ví mỗi bài tham luận, ý kiến của mỗi chuyên gia kinh tế tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014 là một món “đặc sản” trên bàn tiệc tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Mỗi một món đặc sản lại có hương vị riêng đóng góp chung vào “bàn tiệc” tái cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quộc Hội cho biết: “Người dân đang đặc biệt kỳ vọng vào tái cơ cấu, 30 tham luận, ý kiến của các chuyên gia, đại biểu sẽ là tài liệu tham khảo cho việc điều chuyển chính sách phù hợp với tình hình thực tế mới của đất nước”

Mổ xẻ đề án tái cơ cấu trên nhiều khía cạnh, tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014 các chuyên gia kinh tế đã phơi bày nhiều điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Khuấy động diễn đàn, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung Ương cho biết đã rất hạnh phúc khi được giao nhiệm vụ dẫn nhập đầu tiên. Tham luận dài chừng 30 phút, thuyết phục người nghe bởi đã điểm “trúng huyệt” của tái cơ cấu nền kinh tế.

“Có rất nhiều người cho rằng kinh tế Việt Nam đang phục hồi tốt nhưng tôi cho rằng cơ hội phục hồi vẫn rất mong manh, đầy rủi ro. Vì sao bấp bênh đó là vi chúng ta đang sống trong một thế giới bất định đầy rủi ro. Nhưng một khi rủi ro xảy ra là chết”, ông Thành nói.

Ông Thành cũng tỏ ra không lạc quan với tốc độ tăng GDP hiện nay.

Theo ông Thành, điểm tắc nghẽn lớn nhất khơi thông tín dụng đó là nợ xấu nhưng vai trò của VAMC vẫn chưa khẳng định được vai trò. Thêm vào đó các gói hỗ trợ xử lý nợ xấu, trái phiếu Chính phủ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đánh giá tổng quát về nền kinh tế Việt Nam, ông Thành cho rằng dù có tiềm năng nhưng còn phải đối mặt với quá nhiều thách thức. Ông Thành kể, có nhiều người hoài nghi không biết Việt Nam có tái cơ cấu kinh tế thật không?

Đăng đàn thứ 2, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến việc tái cơ cấu diễn ra chậm chạp và lệch lạc.

Chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển lại cho rằng kinh tế Việt Nam đang “vật vã” đi lên bởi đang vướng vào cái vòng luẩn quẩn của nợ xấu, xử lý nợ xấu, tắc nghẽn tín dụng khiến các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, phá sản hàng loạt. 8 tháng đầu năm, có 47.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể.

“Tôi không đánh giá VAMC là sáng kiến như mọi người, không lẽ thế giới họ ngu dốt hay sao mà không nghĩ ra mô hình này từ lâu. Thực chất VAMC vẫn chưa giải quyết được gì mạnh mẽ, nợ xấu vẫn phình to”, ông Tuyển nói. Theo đó, với những khó khăn trên ông Tuyển cho rằng Việt Nam khó mà đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 2014 5,8%.

Trong tọa đàm, đại biểu Võ Đại Lược cho biết, tồn tại lớn của nền kinh tế vẫn là cục máu đông nợ xấu, tín dụng tắc nghẽn, nợ công tăng cao khiến doanh nghiệp tiếp tục chết. Ông Lược cho rằng vẫn chưa có một giải pháp nào giải quyết triệt để. “Không thể tái cơ cấu khi tư duy không đổi mới, tái cơ cấu tron vỏ bọc thể chế cũ kĩ. Phải đổi mới tư duy con người, đổi mới thể chế, đây là điều kiện tiền đề mang tính quyết định độ thành công của tái cơ cấu”, ông Lược đề xuất. Theo đó, tồn kho về thể chế là tồn kho lớn nhất, một cản trở lớn phát triển kinh tế.

Đánh giá về đề án tái cơ cấu nền kinh tế tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014, ông Nguyễn Đình Cung nhận định: “Đừng để nhân dân kỳ vọng, kỳ vọng, kỳ vọng nhưng rồi lại thất vọng”.


>>>Diễn đàn kinh tế mùa Thu 2014

Hướng Dương

bachhue

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên