Báo Nhật: Không lâu nữa, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất hoa ở Châu Á
Việt Nam đang dần trở thành nhà xuất khẩu hoa lớn trong khu vực. Quốc gia này không chỉ cung cấp cho Nhật Bản – thị trường hoa lớn nhất châu Á mà còn cả Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á khác.
- 26-08-2015Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng giảm gần 5% so với cùng kỳ
- 25-08-2015Việt Nam và Thái Lan xuất khẩu gạo sẽ chiếm hơn 47% thế giới
- 24-08-2015Xuất khẩu sắn cả năm có thể đạt 1,5 tỷ USD
Trong bài viết mới đây được đăng tải trên tờ Nikkei Asian Review, tác giả có đề cập đến lĩnh vực hết sức tiềm năng tại Việt Nam là trồng hoa. Trong đó, bài viết nhắc đến Đà Lạt như một trung tâm trồng và xuất khẩu hoa hàng đầu trong cả nước.
Tuy vậy, chỉ có duy nhất Agrivina là nhà sản xuất hoa của Việt Nam được nhắc đến trong bài viết. Rất nhiều thương hiệu hoa lớn khác từ Đài Loan và Nhật Bản đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Việt Nam đang dần trở thành nhà xuất khẩu hoa lớn trong khu vực. Quốc gia này không chỉ cung cấp cho Nhật Bản – thị trường hoa lớn nhất châu Á, mà còn cả Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á khác.
Trong suốt một thập kỷ trước, lượng hoa xuất khẩu tới Nhật Bản từ Việt Nam đã tăng 4 lần. Làm được kỳ tích này một phần là bởi các công ty Đài Loan và Nhật Bản đang mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây mang theo nhiều công nghệ và kinh nghiệm chăm sóc.
Được ưa thích nhất tại những cửa hàng hoa ở Tokyo là phong lan. Những bó lan cao cấp có 3 nhánh gồm 30 bông màu trắng lớn bán rất chạy. Với giá khoảng 30.000 yên (tương đương 240 USD)/bó. Những nhà sản xuất Nhật Bản đang phụ trách việc trồng các loài lan khiến số lượng những cây non ngày càng tăng lên tại Việt Nam.
Xét về sản lượng, Đài Loan – quốc gia từng thống trị thị trường hoa ở Nhật Bản vẫn chiếm 60% lượng cành hoa nhập khẩu, Việt Nam là 40%.
Theo dữ liệu của chính phủ Việt Nam, trong năm 2014 Việt Nam đạt 2,7 tỷ yên giá trị xuất khẩu bao gồm cả hoa và cây giống tới Nhật Bản. Số lượng này đã tăng gấp đôi so với khoảng 5 năm trước, đánh bại các đối thủ như Malaysia và Trung Quốc. Giá là yếu tố quan trọng nhất. Hoa cúc nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2014 có giá 29 yên, chỉ bằng một nửa so với giá của cúc trồng nội địa Nhật Bản và ít hơn 30 – 40% so với sản phẩm tương tự của Malaysia và Trung Quốc.
Thách thức về khâu phân phối
Trung tâm sản xuất hoa của Việt Nam là Đà Lạt – vùng cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng với diện tích nhà kính phủ rộng trên 20 km2 trong thành phố. Thống kê cho thấy, sản lượng hoa của Đà Lạt đã tăng lên 3 tỷ cành – đánh dấu mức tăng trưởng 2 con số.
Agrivina được biết đến là nhà sản xuất hoa hàng đầu tại Việt Nam có trụ sở ở Đà Lạt. Khu nhà kính rộng 1,1 km2 của công ty sản xuất ra 150 triệu cành hoa cúc, cẩm chướng, hồng và một số loại hoa khác mỗi năm. Trong số này, 70% được xuất khẩu tới Nhật Bản, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á khác. Trong khi đó, họ bán sản phẩm trong nước dưới thương hiệu Dalat Hasfarm.
Vào tháng 6, nhà sản xuất hoa hàng đầu Đài Loan là Royal Base đã mở rộng diện tích nhà kính của họ ở Việt Nam từ 5.000 m2 lên 80.000 m2. Điểm đặc biệt là hầu hết đều sử dụng công nghệ tự động kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm…. Hiện tại, Royal Base đang có kế hoạch sản xuất 1,4 triệu cành hóa tại Việt Nam trong năm 2016, tăng 16% so với kế hoạch năm 2015.
Royal Base tập trung sản xuất các loại hoa màu tía, vàng xanh và trắng vốn rất được ưa thích tại Nhật Bản. Lý do là bởi công ty này đang nhận thấy nhu cầu rất lớn trong khu vực Đông Nam Á. Theo Phó chủ tịch công ty ông Lin Hou-chih, tại đây đang có nhu cầu về hoa tươi rất cao để phục vụ cho việc trang trí tiệc cưới hay các lễ kỷ niệm.
Hiện tại, thử thách lớn nhất cho những công ty tham gia vào lĩnh vực trồng hoa tại Việt Nam là khâu phân phối. “Sản xuất hoa tại Việt Nam rất có tiềm năng nhưng vấn đề phân phối vẫn còn nhiều vướng mắc”, theo Bernhard Schenke – phó giám đốc Agrivina.
Trong khi những công ty lớn như Agrivina và Royal Base sử dụng dịch vụ vận chuyển làm lạnh để bảo vệ giống cây hay hoa tươi thì các công ty nhỏ hơn và nông dân không thể làm điều này. Kết quả là, sản lượng và chất lượng hoa của họ bị sụt giảm trong quá trình vận chuyển.
Dẫu vậy, vấn đề phân phối sẽ sớm được cải thiện. Quan trọng hơn, để cung cấp theo đúng “khẩu vị” của mỗi thị trường, để tham gia vào lĩnh vực trồng hoa tại Việt Nam còn cần phải có những kỹ năng về marketing.
Thống kê của Liên hợp quốc chỉ ra rằng số lượng hoa xuất khẩu toàn cầu bao gồm cả cây non và cành hoa tươi trong năm 2013 là 21,9 triệu cành. Trong đó, riêng Hà Lan chiếm 49% và toàn châu Á chỉ chiếm 4%. Dù đây là con số rất thấp nhưng nó đã tăng lên đáng kể so với tỷ lệ 2,7% từ 10 năm trước.
Hiện tại, Cao nguyên Cameron của Malaysia là đơn vị đi đầu trong làn sóng đẩy mạnh xuất khẩu hoa tại châu Á. Kể từ năm 2000, tỉnh Yunnan của Trung Quốc, Bangalore tại Ấn Độ và Đà Lạt của Việt Nam cũng đang từng bước trở thành trung tâm hoa của khu vực.
Bangalore (Ấn Độ), Kunming (Trung Quốc), Đà Lạt (Việt Nam) và Cao nguyên Cameron (Malaysia) là những khu vực trồng hoa lớn nhất châu Á.
Trung Quốc (5 tỷ USD), Nhật Bản (9 tỷ USD), Mỹ (27 tỷ USD) và châu Âu (28 tỷ USD) là những thị trường tiêu thụ hoa lớn của thế giới.
Trí thức trẻ/Cafebiz