MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các Tập đoàn Nhà nước giải quyết được nghìn tỷ hàng tồn kho

Theo Bộ Công thương, việc thực hiện thỏa thuận ưu tiên dùng sản phẩm của nhau đã giúp giảm tồn kho cho ngành chế biến chế tạo, tăng thị phần trong nước của các sản phẩm từ tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ.

Ngày 19/08/2014, Bộ Công thương tổ chức hội nghị Sơ kết đánh giá kết quả 2 năm thực hiện “Thỏa thuận giữa các tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau”.

2 năm trước, vào ngày 19/10/2012, Bộ công thương đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận này nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, các bên cam kết ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị máy móc và các loại hàng hóa, dịch vụ của nhau trong quá trình hoạt động. Việc hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, cùng có lợi và phù hợp quy định của pháp luật.

Những hợp đồng tiền tỷ...

Theo báo cáo tại hội nghị, nhiều hợp đồng giá trị cao đã được ký kết giữa các tập đoàn, tổng công ty như Tổng CTCP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn ký các hợp đồng mua dầu DO, FO, hóa chất, đồng phục khối sản xuất,… của các Tập đoàn, tổng công ty khác lên tới 356 tỷ đồng. Tổng Công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam ký các hợp đồng mua dầu DO, FO đã qua sử dụng của Tập đoàn xăng dầu với giá trị gần 14,8 tỷ đồng…

Đặc biệt trong việc thỏa thuận, các bên đã tìm hiểu rõ nhu cầu của nhau để đổi mới sản phẩm hoặc cùng nhau nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Đơn cử như Tổng Công ty Thép Việt Nam nghiên cứu sản xuất sản phẩm thép chống lò đạt tiêu chuẩn để cung cấp 342,3 tấn cho Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) hay chỉ đạo Thép Miền Nam, thép Biên Hòa, thép Thủ Đức, thép Nhà Bè cải tiến hệ thống lò nung, từ sử dụng dầu FO nhập khẩu sang sử dụng khí hóa lỏng CNG do tập đoàn PVN khai thác và cung cấp.

Tổng kết lại 2 năm thực hiện, tổng giá trị những hợp đồng đãxấp xỉ 71.000 tỷ đồng (chưa bao gồm các hợp đồng mua bán điện, xăng dầu). Trong đó, tiêu thụ mặt hàng quần áo bảo hộ lao động có giá trị khoảng 55,6 tỷ, giấy in ram và giấy165 tỷ, máy thiết bị điện 4.164 tỷ và thép xây dựng 5.200 tỷ.

… giúp giảm tồn kho và tăng thị phần cho Tập đoàn nhà nước

Báo cáo của Bộ công thương cho biết tỷ lệ sử dụng máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước của các Tập đoàn ngày càng cao. Tỷ lệ này ở EVN năm 2012 là 42% (tương đương 35.392 tỷ đồng), 9 tháng đầu năm 2013 ước khoảng 48,7% ( tương đương 32.192 tỷ đồng); ở Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam năm 2012 là 60,8% và 9 tháng đầu năm 2013 là 64,8%; ở Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam năm 2012 là 68% và 9T2013 là 88%.

Theo Bộ Công thương, việc thực hiện thỏa thuận này đã giúp giảm tồn kho cho ngành chế biến chế tạo và tăng thị phần trong nước của các sản phẩm từ tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ. Cụ thể, trước khi ký kết, vào ngày 1/9/2012, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Đến ngày 1/12/2012, chỉ số tồn kho giảm xuống còn 20,1% (thấp hơn cùng kỳ). Ngày 1/12/2013, chỉ số tồn kho chỉ còn tăng 10,2% - là mức tồn kho bình thường. Cho đến hiện tại, một số ngành có các Tập đoàn, tổng công ty tham gia ký kết có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức chung như SX chế biến thực phẩm tăng 6,1%,1,7% và sản xuất thiết bị điện tăng 2,1%.

Năm 2012, thị phần của các Tập đoàn, Tổng công ty đối với các sản phẩm chủ lực như sau:

Vẫn còn đầy những vướng mắc

Theo ý kiến của lãnh đạo các Tập đoàn, tổng công ty tại Hội nghị, khi ưu tiên sử dụng hàng hóa lẫn nhau nói riêng và hàng Việt nói chung đều gặp phải nhiều vướng mắc, đơn cử như luật đấu thầu. Nếu tổ chức đầu thầu theo luật, các nhà thầu nước ngoài chắc chắn sẽ trúng thầu do có chất lượng hàng hóa và giá cả vượt trội hơn các doanh nghiệp nội. Hàng hóa do doanh nghiệp nội sản xuất chưa đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng còn hạn chế nên chưa đủ sức cạnh tranh.

Không những thế, trong khâu cung ứng đòi hỏi số lượng và chất lượng hàng hóa phải thống nhất nên có những linh kiện dù rất nhỏ và doanh nghiệp nội sản xuất được nhưng vẫn phải nhập khẩu.

Bên cạnh đó, do nguồn vốn của các Tập đoàn này phần lớn vay từ nước ngoài nên các tổ chức cho vay cũng yêu cầu phải sử dụng nhà thầu và thiết bị máy móc nhập từ nước ngoài.

Chia sẻ khó khăn này với các Tập đoàn, Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng nói “Nhiều đơn vị do khó khăn về kinh phí, kể cả kinh phí cho chi thường xuyên, đầu tư, vốn cho phát triển nên phải đi vay vốn nước ngoài và đương nhiên phải thực hiện theo quy định của tổ chức cho vay.”

Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị, trước hết, các Tập đoàn, Tổng công ty vẫn thống nhất tiếp tục thực hiện thỏa thuận 2 năm. Một số hàng hóa sản phẩmở danh mục thỏa thuận nhưng có khả năng thỏa thuận trong tương lai cần nâng cao chất lượng, nhất là sản phẩm cơ khí, nâng cao năng suất lao động và phân bố chi phí hợp lý.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các lãnh đạo Tập đoàn phải là những người trực tiếp thực hiện những thỏa thuận đã ký kết.

“Ở đâu mà các lãnh đạo quan tâm thì công việc sẽ hiệu quả. Nếu không trực tiếp thực hiện, nắm bắt công việc thì sẽ dẫn đến tâm lý ngại đấu thầu do ngại tách ra các khoản mục trong khi có những phần chi tiết trong dự án mà doanh nghiệp nội hoàn toàn có thể làm được. Khi đó, vì không nắm được mà sẽ mua luôn của nước ngoài.”

>>> Tập đoàn Nhà nước dám bỏ tư duy gặp khó là kêu xin?

Lan Nguyên

trangntm

Theo Infonet

Trở lên trên