MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính sách hấp dẫn, ngành điện sẽ có đầu tư tư nhân

Chuyên gia của EU Jos Jonckers đến từ Brussels (Bỉ) cho rằng, Chính phủ Việt Nam phải có những chính sách khuyến khích đủ sức hấp dẫn nếu muốn có được đầu tư của khối tư nhân vào ngành điện.

Pháp quyền, một trong những yếu tố quan trọng để EU quyết định đầu tư phát triển năng lượng ở Việt Nam. Vậy ở chiều ngược lại, Việt Nam đã cam kết thế nào về việc giảm độc quyền trong lĩnh vực này, thưa ông?

- Lĩnh vực độc quyền, bản thân nó là một chính sách và phụ thuộc vào tự do hóa thị trường. EU không có ý định can thiệp vào vấn đề này. Chính phủ Việt Nam đã có chương trình nghị sự gắn với phát triển kinh tế, xã hội, nhưng thị trường năng lượng rất phức tạp, cần nhiều nguồn lực hơn để phát triển.

EU cũng đang tính đến việc thành lập liên minh năng lượng để có một thị trường năng lượng thống nhất. EU cũng đang phải đối thoại để xây dựng niềm tin lẫn nhau. Với đóng góp khiêm tốn, chúng tôi hy vọng đưa thêm giá trị gia tăng vào thị trường điện vốn có của Việt Nam.

EU từng nhấn mạnh vấn đề thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân của EU đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam. Các ông sẽ đầu tư như thế nào trong bối cảnh Quy hoạch Điện 7 của Việt Nam được điều chỉnh?

- Chính phủ Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư tiềm năng này sẽ đánh giá chính sách của Chính phủ. Chúng tôi nhận thấy vai trò ngày càng tăng của khu vực tư nhân trong ngành năng lượng.

Vì vậy, trong hợp tác phát triển với Việt Nam, EU hướng tới một đối thoại ngành trực tiếp để có thể chia sẻ những giải pháp cũng như kinh nghiệm sử dụng công cụ đòn bẩy trong việc kết hợp các khoản tài trợ với các khoản cho vay. Tất nhiên, đồ ăn ngon, chỉ khi ăn mới biết, cho nên việc đầu tư hay không, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về khu vực tư nhân.

Việt Nam cần 42 tỷ USD để phát triển ngành điện đến năm 2030. Theo ông, việc huy động khoản vốn này có khả thi không, trong khi vẫn còn rào cản đối với các nhà đầu tư tư nhân?

- Tôi nghĩ hợp tác phát triển năng lượng của Việt Nam đang đi đúng hướng. Chính phủ Việt Nam cũng đã có chính sách và dành ngân sách khá lớn để cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Một điều nữa, đây là khoản tài trợ ODA của EU cho Việt Nam mang tính chất không hoàn lại. Đây cũng là lần đầu tiên EU tài trợ cho lĩnh vực kinh tế, thay vì giáo dục và y tế như trước đây. Bây giờ, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, người đóng thuế EU không muốn can dự vào những vấn đề mang động cơ kinh tế.

Khoản tiền 346 triệu USD trong gói ODA viện trợ không hoàn lại của Liên minh Châu Âu nhằm phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020.

Vì vậy, chúng tôi chỉ hỗ trợ những lĩnh vực mang tính chất hợp tác phát triển, với ba ưu tiên. Thứ nhất, sử dụng năng lượng hiệu quả và Việt Nam đã có một chương trình rất đúng cho lĩnh vực này. Thứ hai, EU muốn thay đổi nguồn cung cấp điện cho Việt Nam, đó là tăng cường các nguồn năng lượng thay thế trong tổng hòa các nguồn cung cấp điện.

Thứ ba, rất quan trọng là EU muốn tất cả người dân Việt Nam đều tiếp cận với nguồn năng lượng tin cậy, sạch. Hiện vẫn còn 1,8 triệu người dân Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn điện. Vì vậy, chúng tôi phối hợp với chính phủ của các bạn để xóa bỏ khoảng cách này.

Ông nói EU hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng bền vững, nhưng sẽ thúc đẩy vấn đề này bằng cách nào?

- Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, có nguồn lực tương đối tốt để thực hiện những vấn đề này. Với góc nhìn đó, chúng tôi hợp tác theo định hướng kết quả.

Thời gian qua, Chính phủ đã có những cải cách trong lĩnh vực năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và xóa bỏ khoảng cách giữa các hộ sử dụng điện. Chúng tôi thấy đây là hướng đúng và điều đó, giúp chúng tôi có cơ sở tốt hơn khi thuyết phục Nghị viện EU hỗ trợ cho Việt Nam.

* Cảm ơn ông!

>>>WB: Giá điện cao, Việt Nam vẫn thua Lào về tiếp cận điện năng

Theo Hải Vân

PV

Doanh nhân Sài Gòn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên