"Chúng ta đang ở thời khắc trọng đại thay đổi cách thức phát triển cuộc chơi mới”
Chúng ta có rất nhiều tiềm năng chúng ta cũng có rất nhiều tham vọng. Liệu chúng ta có thể làm được không khi mà chúng ta còn rất nhiều hạn chế về nguồn lực, con người, xã hội…
Chiều qua trong khuôn khổ Diễn đàn Việt Nam CEO Forum 2014 với chủ đề “CEO 3.0: Bước đi nào cho cuộc chơi mới?” Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương đã có những chia sẻ liên quan đến bối cảnh & định hướng quốc gia trong cuộc chơi mới – hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
Bối cảnh mới - cuộc chơi mới!
Năm 2015 Cộng đồng kinh tế Asean – AEC bắt đầu có hiệu lực. Theo Ts. Võ Trí Thành cuối năm nay, lãnh đạo các nước trong khối sẽ có tuyên bố chung về tầm nhìn Asean sau năm 2015. Tuyên bố chung này gắn với 4 trụ cột: Thị trường - một nền sản xuất thống nhất; Cạnh tranh và sáng tạo; Phát triển hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ cho Lào, Campuchia, Myanmar; Một nền kinh tế khu vực mở - có tiếng nói chung.
Bên cạnh AEC, TPP, còn Asean + 6, dự kiến sẽ được ký kết vào cuối cuối năm 2015.
Với bối cảnh mới, Việt Nam cần thay đổi để tham gia cuộc chơi mới này - hội nhập sâu rộng hơn. Nhưng Việt Nam trong cuộc chơi này không nên dùng chữ thắng thua. Bởi Việt Nam có tiến lên, Việt Nam có đóng góp cho khu vực và thế giới; ngược lại thế giới và khu vực có tiến lên Việt Nam có thể học hỏi. Chúng ta học hỏi lẫn nhau, cạnh tranh lẫn nhau.
Theo Ts. Thành, mỗi quốc gia có sự lựa chọn riêng cho mình. Một nghiên cứu về chuỗi giá trị ở Trung Quốc khá thú vị khi thắng thua dựa vào cái bánh nền kinh tế của đất nước. Cái bánh ngày càng to rất nhanh, nên có thể tất cả cùng thắng tỷ trọng nhỏ vì vậy vấn đề ở đây là giá trị tuyệt đối và tương đối của bánh - nhưng quan trọng mình dành được phần bao nhiêu.
Năm 1995, giá trị gia tăng do doanh nghiệp Trung Quốc tạo nên trong nền kinh tế Trung Quốc là 90% , doanh nghiệp nước ngoài chỉ góp 10%…năm 2010: bánh to hơn nhưng giá trị gia tăng doanh nghiệp Trung Quốc chỉ chiếm 50%, doanh nghiệp nước ngoài tạo ra 50% giá trị gia tăng của nền kinh tế. Điều này cho thấy cái bánh to ra dù tỷ trọng của doanh nghiệp Trung Quốc nhỏ đi nhưng Trung Quốc được lợi nhờ sự kết nối của DN trong nước và cả nước ngoài.
Nhìn GDP Việt Nam, mức thu nhập bình quân đầu người cuối những năm 1980 là 100USD/người, hiện giờ khoảng 900 USD/người. Rõ ràng, “chiếc bánh” đã to ra rất nhiều, trong đó doanh nghiệp Việt Nam đóng góp 80%, 20% do doanh nghiệp FDI đóng góp. Nhưng vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam vẫn tạo ra phần lớn giá trị gia tăng nhưng tốc độ gia tăng giá trị tạo ra tương ứng với đầu vào sản xuất: nhân lực, vốn, đất đai…. ngày càng giảm.
Nếu tiếp tục con đường này thì cái bánh to ra nhưng Việt Nam có thể chỉ đạt tỷ trọng tuyệt đối nhỏ đi dần. Chính vì vậy, chúng ta phải lựa chọn cách thức trên cơ sở:
(i) Tất cả cuộc chơi đều mang tính đầu cơ, tức sự không ổn định;
(ii) chỗ nào có nguồn lực phân bổ kém hiệu quả chúng ta phải cải cách. Trong thời gian vừa qua 3 vấn đề gây bất ổn, méo mó nhất là đầu tư công, DNNN, hệ thống ngân hàng chúng ta phải tập trung xử lý. Bên cạnh đó còn có các vấn đề khác như con người và đất đai tới đây cũng phải cải cách;
(iii) Hội nhập. Hiếm có nước nào có thu nhập thấp, quy mô nhỏ lại “chơi” với các thị trường lớn nhất như Việt Nam đã đang và sẽ ký kết. Sự hội nhập này rất sâu sắc;
(iv) Tư tưởng, ý đồ phát triển 1 số lĩnh vực Việt Nam có lợi thế. Tương lai một số lĩnh vực không chỉ đuổi theo mà sẽ có lĩnh vực chạy ngang bằng, có lĩnh vực Việt Nam dẫn trước. Ví dụ, ngành nông nghiệp, du lịch Việt Nam là ngành đang đuổi theo nhưng sắp tới sẽ đi ngang và sẽ dẫn trước.
“Tôi chỉ muốn nói đó là hiện thực hay chỉ là ước mơ tôi chưa có câu trả lời, vì chúng ta đang ở thời khắc trọng đại, thay đổi cách thức phát triển cuộc chơi mới.”
Chúng ta có rất nhiều tiềm năng chúng ta có rất nhiều tham vọng. Nhưng vẽ ước mơ trong một hình tham vọng lớn hơn chúng ta phát triển rất nhiều. Liệu chúng ta có thể làm được không khi mà chúng ta còn rất nhiều hạn chế về nguồn lực, con người, xã hội…
“Có nhiều cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau, chúng ta cần bản lĩnh chính trị, bản lĩnh lãnh đạo lớn. Chúng ta đang có những cải cách chính trị. Cá nhân tôi tôi nghĩ ràng có rất nhiều hỗ trợ cho cuộc chơi mới này nhưng còn vô vàn khó khăn mới đạt được nên chúng ta cần phải lựa chọn ưu tiên, lộ trình.” – TS. Thành chia sẻ.
Cải cách thể chế - “thà 1 đồng đàng hoàng hơn 3 đồng tham nhũng”
Việt Nam đang ở vị trí trung bình, thấp trong các bảng đánh giá xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới. Nhưng Việt Nam là dân tộc thích ứng tốt, quan trọng là sống ở vị thế thế nào điều này phụ thuộc vào cải cách thể chế.
Ts. Võ Trí Thành cho biết nếu ông là doanh nghiệp ông có 3 kiến nghị gửi đến Chính phủ:
Một, Chính phủ cần có tầm nhìn thời đại, trong đó cải cách thể chế như một bước đột phá với Việt Namvà hội nhập sâu rộng. Có 3 cái cải cách thể chế trong kinh doanh: (i) tạo môi trường kinh doanh giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm quy trình hành chính, chi phí giao dịch cho doanh nghiệp; (ii) tạo môi trường cạnh tranh, bình đẳng, minh bạch trong đó cải cách DNNN đóng vai trò cốt lực; (iii) làm cho các luật lệ Việt Nam tương thích, nhất quán với cam kết Luật quốc tế.
Hai, Thông tin hàng hóa công cần minh bạch, phải có giải trình, phân tích, trách nhiệm giải trình - dám làm và dám chịu trách nhiệm của Chính Phủ.
Ba, Tính ứng phó kịp thời. Hiện thế giới đối mặt với nhiều rủi ro như: rủi ro trong chuỗi cung ứng, thiên tai, địa chính trị, do đó, làm sao khi có cú sốc lớn một doanh nghiệp không thể chống chọi, cần phải chung tay để thích ứng, vượt qua.
Hiệp định TPP gây áp lực rất lớn vì vậy Chính phủ phải xây dựng một hình ảnh Chính phủ thân thiện, một Chính phủ phục vụ - xây dựng hệ thống động lực. Chính phủ phải minh bạch, giải trình thì cũng phải có động lực để Chính phủ đảm bảo hiệu quả, chấp nhận “thà 1 đồng đàng hoàng hơn 3 đồng tham nhũng”.
Bối cảnh mới - cuộc chơi mới!
Năm 2015 Cộng đồng kinh tế Asean – AEC bắt đầu có hiệu lực. Theo Ts. Võ Trí Thành cuối năm nay, lãnh đạo các nước trong khối sẽ có tuyên bố chung về tầm nhìn Asean sau năm 2015. Tuyên bố chung này gắn với 4 trụ cột: Thị trường - một nền sản xuất thống nhất; Cạnh tranh và sáng tạo; Phát triển hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ cho Lào, Campuchia, Myanmar; Một nền kinh tế khu vực mở - có tiếng nói chung.
Bên cạnh AEC, TPP, còn Asean + 6, dự kiến sẽ được ký kết vào cuối cuối năm 2015.
Với bối cảnh mới, Việt Nam cần thay đổi để tham gia cuộc chơi mới này - hội nhập sâu rộng hơn. Nhưng Việt Nam trong cuộc chơi này không nên dùng chữ thắng thua. Bởi Việt Nam có tiến lên, Việt Nam có đóng góp cho khu vực và thế giới; ngược lại thế giới và khu vực có tiến lên Việt Nam có thể học hỏi. Chúng ta học hỏi lẫn nhau, cạnh tranh lẫn nhau.
Theo Ts. Thành, mỗi quốc gia có sự lựa chọn riêng cho mình. Một nghiên cứu về chuỗi giá trị ở Trung Quốc khá thú vị khi thắng thua dựa vào cái bánh nền kinh tế của đất nước. Cái bánh ngày càng to rất nhanh, nên có thể tất cả cùng thắng tỷ trọng nhỏ vì vậy vấn đề ở đây là giá trị tuyệt đối và tương đối của bánh - nhưng quan trọng mình dành được phần bao nhiêu.
Năm 1995, giá trị gia tăng do doanh nghiệp Trung Quốc tạo nên trong nền kinh tế Trung Quốc là 90% , doanh nghiệp nước ngoài chỉ góp 10%…năm 2010: bánh to hơn nhưng giá trị gia tăng doanh nghiệp Trung Quốc chỉ chiếm 50%, doanh nghiệp nước ngoài tạo ra 50% giá trị gia tăng của nền kinh tế. Điều này cho thấy cái bánh to ra dù tỷ trọng của doanh nghiệp Trung Quốc nhỏ đi nhưng Trung Quốc được lợi nhờ sự kết nối của DN trong nước và cả nước ngoài.
Nhìn GDP Việt Nam, mức thu nhập bình quân đầu người cuối những năm 1980 là 100USD/người, hiện giờ khoảng 900 USD/người. Rõ ràng, “chiếc bánh” đã to ra rất nhiều, trong đó doanh nghiệp Việt Nam đóng góp 80%, 20% do doanh nghiệp FDI đóng góp. Nhưng vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam vẫn tạo ra phần lớn giá trị gia tăng nhưng tốc độ gia tăng giá trị tạo ra tương ứng với đầu vào sản xuất: nhân lực, vốn, đất đai…. ngày càng giảm.
Nếu tiếp tục con đường này thì cái bánh to ra nhưng Việt Nam có thể chỉ đạt tỷ trọng tuyệt đối nhỏ đi dần. Chính vì vậy, chúng ta phải lựa chọn cách thức trên cơ sở:
(i) Tất cả cuộc chơi đều mang tính đầu cơ, tức sự không ổn định;
(ii) chỗ nào có nguồn lực phân bổ kém hiệu quả chúng ta phải cải cách. Trong thời gian vừa qua 3 vấn đề gây bất ổn, méo mó nhất là đầu tư công, DNNN, hệ thống ngân hàng chúng ta phải tập trung xử lý. Bên cạnh đó còn có các vấn đề khác như con người và đất đai tới đây cũng phải cải cách;
(iii) Hội nhập. Hiếm có nước nào có thu nhập thấp, quy mô nhỏ lại “chơi” với các thị trường lớn nhất như Việt Nam đã đang và sẽ ký kết. Sự hội nhập này rất sâu sắc;
(iv) Tư tưởng, ý đồ phát triển 1 số lĩnh vực Việt Nam có lợi thế. Tương lai một số lĩnh vực không chỉ đuổi theo mà sẽ có lĩnh vực chạy ngang bằng, có lĩnh vực Việt Nam dẫn trước. Ví dụ, ngành nông nghiệp, du lịch Việt Nam là ngành đang đuổi theo nhưng sắp tới sẽ đi ngang và sẽ dẫn trước.
“Tôi chỉ muốn nói đó là hiện thực hay chỉ là ước mơ tôi chưa có câu trả lời, vì chúng ta đang ở thời khắc trọng đại, thay đổi cách thức phát triển cuộc chơi mới.”
Chúng ta có rất nhiều tiềm năng chúng ta có rất nhiều tham vọng. Nhưng vẽ ước mơ trong một hình tham vọng lớn hơn chúng ta phát triển rất nhiều. Liệu chúng ta có thể làm được không khi mà chúng ta còn rất nhiều hạn chế về nguồn lực, con người, xã hội…
“Có nhiều cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau, chúng ta cần bản lĩnh chính trị, bản lĩnh lãnh đạo lớn. Chúng ta đang có những cải cách chính trị. Cá nhân tôi tôi nghĩ ràng có rất nhiều hỗ trợ cho cuộc chơi mới này nhưng còn vô vàn khó khăn mới đạt được nên chúng ta cần phải lựa chọn ưu tiên, lộ trình.” – TS. Thành chia sẻ.
Cải cách thể chế - “thà 1 đồng đàng hoàng hơn 3 đồng tham nhũng”
Việt Nam đang ở vị trí trung bình, thấp trong các bảng đánh giá xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới. Nhưng Việt Nam là dân tộc thích ứng tốt, quan trọng là sống ở vị thế thế nào điều này phụ thuộc vào cải cách thể chế.
Ts. Võ Trí Thành cho biết nếu ông là doanh nghiệp ông có 3 kiến nghị gửi đến Chính phủ:
Một, Chính phủ cần có tầm nhìn thời đại, trong đó cải cách thể chế như một bước đột phá với Việt Namvà hội nhập sâu rộng. Có 3 cái cải cách thể chế trong kinh doanh: (i) tạo môi trường kinh doanh giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm quy trình hành chính, chi phí giao dịch cho doanh nghiệp; (ii) tạo môi trường cạnh tranh, bình đẳng, minh bạch trong đó cải cách DNNN đóng vai trò cốt lực; (iii) làm cho các luật lệ Việt Nam tương thích, nhất quán với cam kết Luật quốc tế.
Hai, Thông tin hàng hóa công cần minh bạch, phải có giải trình, phân tích, trách nhiệm giải trình - dám làm và dám chịu trách nhiệm của Chính Phủ.
Ba, Tính ứng phó kịp thời. Hiện thế giới đối mặt với nhiều rủi ro như: rủi ro trong chuỗi cung ứng, thiên tai, địa chính trị, do đó, làm sao khi có cú sốc lớn một doanh nghiệp không thể chống chọi, cần phải chung tay để thích ứng, vượt qua.
Hiệp định TPP gây áp lực rất lớn vì vậy Chính phủ phải xây dựng một hình ảnh Chính phủ thân thiện, một Chính phủ phục vụ - xây dựng hệ thống động lực. Chính phủ phải minh bạch, giải trình thì cũng phải có động lực để Chính phủ đảm bảo hiệu quả, chấp nhận “thà 1 đồng đàng hoàng hơn 3 đồng tham nhũng”.
Thanh Giang