Công khai, minh bạch - Nhà nước không thua thiệt
Muốn kinh tế Việt Nam thoát đáy, nhiều việc phải làm nhưng phải ưu tiên cải cách bằng cuộc đổi mới lần thứ hai – đổi mới tư duy phát triển và tập trung “đột phá” tái cơ cấu.
TS.Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trả lời phỏng vấn phóng viên TBNH.
Thưa ông, kinh tế Việt Nam có còn nghẽn mạch và đã thoát đáy hay chưa?
Với những dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện, có những ý kiến cho rằng đã thoát khỏi điểm đáy. Không thể thấy sau một năm tăng trưởng khá hơn, quý sau cao hơn quý trước mà đưa ra kết luận rằng đã thoát đáy. Tôi cho rằng, điểm đáy đã qua nhưng nền kinh tế vẫn trong trạng thái chưa thoát khỏi vùng đáy của khó khăn, các mạch tăng trưởng vẫn chưa hết nghẽn.
Cho dù kinh tế vĩ mô đã được kiểm soát nhưng những bất ổn thị trường khác vẫn còn. DN vẫn đóng cửa, phá sản và đặc biệt là những DN không nhỏ. Tuy nợ xấu bước đầu được xử lý nên đã giải tỏa khả năng vay vốn mới cho DN, nhưng thực tế tình hình DN vẫn kém, theo đó năng lực trả nợ vẫn kém. Nếu tình trạng này kéo dài thì nợ xấu được gom lại, dồn đống ở đó là rủi ro lại
Mục tiêu đã chọn đúng, đó là: DNNN đã làm thị trường méo mó nhiều và cải cách DNNN vừa để thị trường hơn vừa để phân bổ lại nguồn vốn, nguồn lực. Đây là lựa chọn đúng. |
Vậy, theo ông, làm gì để thoát đáy?
Muốn thoát đáy, nhiều việc phải làm nhưng phải ưu tiên cải cách bằng cuộc đổi mới lần thứ hai – đổi mới tư duy phát triển và tập trung “đột phá” tái cơ cấu.
Về các điểm nghẽn tăng trưởng, cần phải nhìn các điểm nghẽn này trong thế động. Như tái cơ cấu, đã xác định 3 năm nay nhưng chưa quyết liệt. Hay như xác định giá phải theo thị trường nhưng cơ chế giá thị trường vẫn đang từng bước thực hiện. Và khi giá chưa được trả lại cho thị trường thì còn gây méo mó trong lĩnh vực cung ứng, sản xuất và phân phối. Hay như vấn đề chúng ta vẫn cứ sản xuất kiểu gia công lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ chậm được xử lý thì càng làm chậm quá trình tái cơ cấu.
Quốc hội đã thận trọng hơn nhiều khi đặt mục tiêu tăng trưởng năm nay ở mức vừa phải và Chính phủ đã nhấn mạnh đổi mới và cải cách, đổi mới cơ chế giá cả thị trường hơn, chọn DNNN là trọng tâm cải cách của năm nay. Mục tiêu đã chọn đúng, đó là: DNNN đã làm thị trường méo mó nhiều và cải cách DNNN vừa để thị trường hơn vừa để phân bổ lại nguồn vốn, nguồn lực. Đây là lựa chọn đúng.
Tái cơ cấu phải bao trùm và làm thật, nguồn lực phải được phân bổ lại cho đúng. Thoát đáy phải hiểu như thế, không phải thấy tăng trưởng một năm khá là cho rằng đã thoát đáy.
Tài sản công cần công khai định giá khi thực hiện cổ phần hóa
Mục tiêu từ nay đến năm 2015 phải cổ phần hóa 432 DNNN liệu có khả thi, thưa Tiến sĩ?
Sau cả một thời kỳ chậm chạp cổ phần hóa và tái cơ cấu DNNN, với những Nghị quyết mới của Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng, đã có những giải pháp mạnh mẽ đưa ra để thực hiện mục tiêu này. Nhưng phải bình tĩnh. Cổ phần hóa DNNN không thể làm ào ào như một phong trào. Vận hành kinh tế thị trường không thích hợp với các dạng thức hành động theo phong trào.
Trong quá khứ, chúng ta đã từng thất bại với những chương trình kiểu phong trào, trở thành hội chứng như: Chương trình 1 triệu tấn đường, Đánh bắt xa bờ… Đã đến lúc quyết liệt hành động nhưng phải thực tế. Với mục tiêu đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN trong 2 năm tới, không chỉ là tái cơ cấu DNNN mà còn phải đụng đến cả bản chất bên trong của cấu trúc thị trường.
Cũng có ý kiến lo rằng với mục tiêu đến hết năm 2015 phải thoái vốn cho xong và có thể thoái vốn dưới mệnh giá, liệu tài sản Nhà nước có bị thất thoát?
Tôi cho rằng, bán rẻ hay bán đắt không phải so với giá cũ mà vấn đề là tài sản Nhà nước có được bán đúng giá thị trường tại thời điểm bán hay không. Nếu hiểu sai vấn đề bán đúng giá, hoặc lo ngại bán rẻ tài sản Nhà nước, thì sẽ chậm mất thời cơ, tiếp tục kéo dài sai lầm làm hỏng cả quan hệ cung cầu. Tuy trong giai đoạn này, giá bán không được như trước, thậm chí thấp hơn giá sổ sách nhưng quan trọng là thu được tiền về và đây là tiền thật để đầu tư hiệu quả hơn, theo đó, thuế thu về nhiều hơn, như vậy là mang về nguồn lực mới cho đất nước.
Thứ hai, mục tiêu cải cách DNNN thông qua cổ phần hóa đạt được. Cũng phải tính đến giá trị mang lại đó để thấy đắt hay rẻ. Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý là không phải ồ ạt cổ phần hóa, thoái vốn và đã được cho phép “bán dưới giá thành” thì không phải giá nào cũng bán mà phải bảo đảm bán được giá thị trường cao nhất ở thời điểm đó.
Thị trường mềm dẻo lắm, tuân thủ nguyên tắc thị trường sẽ có phương án tốt, nếu không sẽ hoặc không làm được gì, hoặc bị lợi dụng. Tôi thấy triển vọng giá ngày càng lên và giá của từng DN cũng sẽ lên cùng mức độ cải cách, thị trường đang dần sôi động nên nhà đầu tư thấy DN có chủ mới tốt thì giá mua sẽ lên. Tôi tin Nhà nước không thua thiệt khi tuân thủ nguyên tắc thị
Thị trường mềm dẻo lắm, tuân thủ nguyên tắc thị trường sẽ có phương án tốt, nếu không sẽ hoặc không làm được gì, hoặc bị lợi dụng. |
Ông đã từng nói rằng, Việt Nam cái gì cũng làm mà chẳng làm được gì vì như ông kê ra, quá nhiều sân bay, cảng biển, khu công nghiệp… Nay một số ý kiến đề xuất thành lập đặc khu kinh tế, theo ông nên hay không?
Thế giới đã có những đặc khu kinh tế rất thành công như Thẩm Quyến (Trung Quốc), Dubai (Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất)… Để một đặc khu kinh tế thành công, trước hết phải có địa thế tĩnh tối thiểu, có lợi thế đặc thù nào đó để bứt lên và có tác dụng lan tỏa. Thường các đặc khu này có diện tích rộng, nằm ở nút giao thương, trung chuyển và hay gắn với biển. Đặc biệt, đã là một đặc khu kinh tế thì cần có những cơ chế đặc thù, theo đó là một thể chế vượt tầm ở mức cao nhất.
Nếu Việt Nam muốn thành lập đặc khu kinh tế thì làm cho ra trò, phải hội đủ các điều kiện này, nhất là phải có được thể chế mạnh, không thì thôi.
Cũng như vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cải cách thể chế, đã xác định đúng là phải làm và làm thực sự, làm cho ra trò, chậm chạp thì vừa kém hiệu quả vừa mất thời cơ.
Cảm ơn Tiến sĩ đã trả lời phỏng vấn!
Theo Tri Nhân (thực hiện)